Một ngày nọ, tôi cùng một người bạn tới thăm một cụ ông người Nhật, người đã hơn 90 tuổi. Bạn tôi giới thiệu tôi với cụ và nói với tôi rằng cụ là một bác sĩ Tây Y. Ông cụ cười và nói: “Tây Y không thể sánh được với Trung Y của các bạn. Trung Y chú ý đặt ra các giải pháp để giải quyết vấn đề từ căn bản, trong khi Tây Y chỉ chắp vá vấn đề ở trên bề mặt. Lấy ví dụ, nếu một khối u nào đó phát triển bên trong cơ thể, chúng tôi chỉ cắt nó đi. Điều này không giải quyết được vấn đề căn bản. Ngoài ra, sự điều trị đôi khi còn làm tổn hại cơ thể.”
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Lúc ấy, tôi để ý rằng cụ già bị chứng đau thắt lưng. Sau khi được cụ cho phép, tôi đã nhấn vào một vài huyệt châm cứu trên tai cụ. Cụ đã di chuyển hông được một chút và thật ngạc nhiên, sự đau đớn đã biến mất. Ngày hôm sau, cụ gọi điện cám ơn tôi vì eo lưng của cụ đã không còn đau chút nào nữa trong cả đêm hôm đó.
Cụ già đã từng là bác sĩ trong nhiều năm. Điều cụ nói về Trung Y rõ ràng không phải là ngẫu nhiên. Lúc ấy, tôi cảm thấy Trung Y là siêu việt hơn Tây Y. Sau đó, tôi phải gặp đủ loại bệnh nhân, và dần dần khám phá ra rằng mặc dù Trung Y có thể đạt một số hiệu quả mà Tây Y không đạt được, nhưng Trung Y cũng chưa thực sự nhảy thoát ra khỏi sự “chắp vá”. Học thuyết Trung Y bắt nguồn từ Đạo gia, và dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Lấy ví dụ, Trung Y giảng: Hư thì bổ, đầy thì xả, thấy bệnh ở gan, từ gan truyền tì. Theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta có thể bồi bổ và xả bớt để đạt Âm Dương cân bằng, tuy nhiên nó vẫn không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Thực ra, sinh-lão-bệnh-tử là quy luật của cuộc sống. Con người phải chịu bệnh tật và lão suy, và y học ra đời từ đó. Y học chỉ có thể cứu chữa bệnh tật trong một số năm hoặc kéo dài mạng sống, chứ không thể ngăn được cái chết. Từ góc độ này, sẽ là công bằng khi nói rằng Trung Y cũng chỉ là “chắp vá” mà thôi. Tất nhiên, Trung Y dù sao cũng khác Tây Y, bởi vì nó bắt nguồn từ Đạo; nó không chỉ có thể trị bệnh và kéo dài tuổi thọ, mà còn có thể mở ra con đường Đạo. Nhiều người đã bắt đầu từ học đạo dưỡng sinh, rồi sau đó nhập Đạo tu Đạo, thậm chí tìm kiếm Đại Đạo còn cao hơn nữa. Chỉ thông qua tu luyện, người ta mới chân chính bước ra khỏi cuộc sống “chắp vá”. Trong số rất nhiều người tu luyện khí công trên thế giới hiện nay, rất nhiều người đã có trải nghiệm về việc trị khỏi bệnh. Ban đầu họ nhờ vào Tây Y; khi Tây Y chữa không được, họ tìm đến Trung Y; và đến khi Trung Y cũng không chữa được, họ tìm đến các môn tu luyện khí công Phật gia. Kết quả là, bệnh tật của họ đã được chữa khỏi mà không cần bất cứ phép trị liệu nào.
Tổng hợp từ Chanhkien.org