Đạo đức (gồm hai chữ tiếng Trung là “Đạo” và “Đức”) được truyền xuyên suốt qua năm ngàn năm lịch sử Trung Quốc. Tất cả các chúng sinh trong thế giới này, “được sinh ra bởi Đạo, nuôi dưỡng bởi Đức, định hình bởi vật chất, hình thành bởi hoàn cảnh.” [1] (Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thế thành chi. Tạm dịch: Đạo sinh, Đức dưỡng, vật chất cho hình, hoàn cảnh tác thành). Nếu không có Đạo hoặc Đức, tất cả đều là hư ảo. Trọng Đạo và trọng Đức, mọi vật đều thịnh vượng phồn vinh. Đạo đức là rất quan trọng.
Lão Tử (còn gọi là Lão Tử, Lí Nhĩ hoặc Lí Đam), nhà triết học Trung Quốc, sống vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ông được coi là tác giả của Đạo Đức Kinh, cuốn sách cơ bản của Đạo giáo. (Ảnh: internet)
Đạo là gì? Đạo là con đường, là qui luật, là sự bí ẩn của vạn vật, là nguồn gốc của vạn vật. “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Trong vạn vật không có vật nào không cõng Âm và ôm Dương. Ở giữa là nguyên khí dung hòa”. [2] Đạo tồn tại trước khi trời đất được tạo ra, kết hợp Âm và Dương, và là quy luật của tự nhiên trường tồn mãi mãi.
Đức là gì? Đức là một trường vật chất có nền tảng ổn định cho sự tồn tại của vạn vật. “Ai mà đức dày, giống như trẻ nhỏ. Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt”. [3] “Trọng tích đức, không gì là không được” (Trọng tích đức tắc vô bất khắc) [4] Đức là căn bản để trở thành một hoàng đế, quan lại, trở nên giàu có và cao quý.
Đạo và Đức kết hợp với nhau nghĩa là trọng Đạo và tích đức. Trọng Đạo hàm ý việc tuân thủ các quy luật phát triển của vật chất. Tuân thủ các luật này chắc chắn sẽ khiến tất cả mọi vật biến hóa theo chiều hướng tốt đẹp và đóng góp cho quá trình đó. Vì vậy, khi dựng lập uy đức thì sẽ có sự ban thưởng. Ngược lại, làm những việc làm trái với Đạo sẽ khiến con người hoại chí và sẽ phải trả giá cho những việc làm xấu của mình.
Đạo đức không phải là thứ vô hình. Đắc Đạo có thể giúp con người ta hiểu biết và có được những năng lực siêu thường. Học các quy luật của tự nhiên có thể giúp người ta trở thành học giả hoặc chuyên gia; hiểu biết quy luật xã hội có thể giúp người ta trở thành hoàng đế hoặc quan lại, và việc tu luyện và đắc Đạo có thể giúp con người trở về nguồn gốc tiên thiên của mình. Miễn là con người coi trọng đạo đức, người ta có thể dần tích lũy đức hạnh. Đây là nền tảng vững chắc trong hành xử giữa con người với con người và là những điều phải có ở một người cao quý.
Có quy luật trong cách hành xử và quy phạm làm người, và cũng có nguyên lý đối với sự hình thành vật chất. Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời; Trời thuận theo Đạo; Đạo thuận theo tự nhiên”. [5] Do đó, mọi người cần phải suy nghĩ Đúng Lúc, Đúng Nơi và Đúng Người khi làm việc. Con người cần tuân theo nguyên tắc nhất định gọi là các tiêu chuẩn đạo đức. Đạo đức được xem như tiêu chuẩn cho các hành vi để cân bằng các mối quan hệ của con người cũng như mối quan hệ giữa con người với xã hội. Đạo đức là nền tảng để làm người và là nội lực cho việc duy trì hoạt động bền vững của một xã hội. Những người không có đạo đức thì hoàn toàn không có lương tâm, và vượt quá giới hạn (bị đào thải). Một xã hội mà không có đạo đức sẽ rơi vào hỗn loạn, đồi trụy, suy thoái và cuối cùng bị hủy diệt.
Làm người có đạo đức trong cuộc đời là quan trọng nhất. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này, con người sẽ đạt Đạo và sẽ được giúp đỡ [phù hộ], vì vậy trở thành một người người may mắn. Bằng cách tuân theo một nguyên tắc đạo đức con người sẽ đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực. Nếu một người sống ngược lại nguyên tắc này và không có đạo đức, người đó sẽ trở thành cái vỏ rỗng tuếch. Người đó cũng không khác gì thú vật, sống chẳng vì điều gì.
[1] Đạo Đức Kinh,Chương 51.
[2]Đạo Đức Kinh,Chương 42.
[3]Đạo đức Kinh,Chương 55.
[4]Đạo Đức Kinh,Chương 59.
[5]Đạo Đức Kinh,Chương 25.
(theo chanhkien.org)