Đã có một thời, trong những ngày đầu tiên thăm dò vũ trụ, các nhà khoa học đã rất lo lắng rằng các mảnh vụn và chất lỏng có thể làm hỏng những bộ phận điều chỉnh vô cùng tinh tế của tàu vũ trụ. Vì thế mà họ hay mang những thực phẩm đóng gói và thường vô vị như thức ăn mềm.
Phi hành gia John Young đã làm dấy lên một làn sóng trong lịch sử không gian khi ông bí mật mang theo một chiếc sandwich bò lên tàu vũ trụ trong một chuyến bay nhiệm vụ ở tàu Gemini III vào ngày 23 tháng 3 năm 1965.
Chiếc sandwich này đã gây ra nhiều tranh cãi dẫn đến việc người ta quyết định đưa ra một quy định mới nhằm ngăn chặn việc mang những thực phẩm không được cho phép vào vũ trụ.
Bức ảnh người phụ nữ ngực trần của tạp chí Playboy xuất bản vào tháng 8 năm 1967 bị mắc kẹt trong tủ khóa trước khi tàu Apollo 12 công bố vào năm 1969.
Theo Thời báo Kinh doanh quốc tế, gần nửa thế kỷ sau, bức ảnh này đã được đem đấu giá và thu được 1 khoản tiền lớn (21.000 USD, khoảng 431 triệu VNĐ).
Ngày 16 tháng 12 năm 1965, hai phi hành gia thuộc tàu Gemini VI, Schirra Jr và Thomas P. Stafford đã làm nên lịch sử khám phá vũ trụ khi lén mang một chiếc kèn acmonica và một chiếc chuông của xe trượt tuyết. Sau đó họ đã tạo nên một màn trình diễn trong tàu vũ trụ với khúc nhạc quen thuộc “Jingle bells”.
Các giờ giải lao bằng âm nhạc trong tàu vũ trụ vẫn tiếp diễn đến ngày nay.
Kỹ sư của trạm vũ trụ, Cady Coleman đã mang theo 4 chiếc sáo vào không gian và chơi chúng thường xuyên.
Amelia Earhart nổi tiếng bởi cô là người tiên phong trong ngành hàng không, nhưng chiếc khăn của cô ấy còn nổi tiếng hơn.
Bức ảnh chụp nữ phi công này là của nhiếp ảnh gia Albert Bresnik. Cháu trai của ông, phi hành gia NASA Randy Bresnick đã mang một chiếc khăn của Earhart bên mình khi anh bay bào Trạm không gian quốc tế vào năm 2009.
Một chiếc khăn khác của Earhart cũng đã từng xuất hiện trong một con tàu vũ trụ trước đây. Eileen Collins, người phụ nữ Mỹ đầu tiên chỉ huy tàu con thoi và thí điểm không gian đã mang theo chiếc khăn lên tàu vào năm 1995
Vi khuẩn có tên gọi cyanobacteria đã sống cùng với trạm du hành vũ trụ. Sau 553 ngày, chúng vẫn còn sống sót mà không cần oxy, chúng có khả năng chịu được mức độ bức xạ cao và nhiệt độ khắc nghiệt.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập được các vi khuẩn lam từ các vách núi đá vôi ở Beer (một làng chài ở Anh) và đem nó vào vũ trụ.
Các chương trình không gian đã đi được một chặng đường dài kể từ khi tinh tinh xuất hiện trong quỹ đạo.
Những ngày sau đó, kể cả sâu, bướm, ốc và thậm chí mực không râu cũng được gia nhập hàng ngũ các động vật “phi hành gia”.
(theo kenh14)