Chương trình Apollo về Mặt trăng đã đặt lên đó 4 chiếc địa chấn kế để đo những chấn động của thiên thể này cho đến năm 1977. Người ta đã thấy những va chạm địa chấn trên Mặt trăng ít hơn nhiều so với trên Trái đất. Điều này là nhờ trên bề mặt Mặt trăng có nhiều vết nứt do những sự đụng độ của nó với những thiên thể vũ trụ nhỏ.
Các nhà khoa học không chú ý lắm đến hiện tượng này. Song sau hơn 40 năm, các phương pháp phân tích địa chấn có nhiều thay đổi lớn. Lúc này người ta mới phát hiện ra rằng cũng như Trái đất, Mặt trăng có lõi kim loại nóng chảy. Đường kính của lõi ấy khoảng 330-360 km, bị bao quanh bởi một lớp vỏ cũng nóng chảy đường kính 480 km. Bên trong lõi này là một khối thép rắn, đường kính 240 km.
Nhà vũ trụ học René Weber tuyên bố: “Chúng tôi đã dùng các phương pháp địa chấn tin cậy để nghiên cứu lại các số liệu và lần đầu tiên đã thu được những dẫn chứng trực tiếp về khối lõi sắt của Mặt trăng”. Nhờ có lượng sắt lớn này, Mặt trăng có từ trường mạnh.
Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại một cuộc hội thảo gần đây của Hội thiên văn Mỹ. René Weber cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các dữ liệu của Chương trình Apollo để tìm hiểu kỹ hơn về lõi của Mặt trăng và đưa ra giả thuyết để giải thích những gì thu được trong các chương trình về Mặt trăng sau này”.
Cao Tín bt
Theo VietNamNet