Là hòn đảo nằm ở cực Nam, nhưng Jeju là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngành du lịch Hàn Quốc, mỗi năm thu hút khoảng 4 triệu du khách trong và ngoài nước.
Jeju, hòn đảo xinh đẹp ở cực nam Hàn Quốc được mệnh danh là “thiên đường du lịch” từ nhiều năm nay. Jeju nổi tiếng không chỉ với người bản xứ mà còn với nhiều du khách nước ngoài. Đây còn là địa điểm lựa chọn lý tưởng cho tuần trăng mật của các đôi vợ chồng mới cưới.
Là đảo lớn nhất Hàn Quốc (rộng 73 km, dài 41 km), Jeju có diện tích gấp 3 lần Seoul, dân số khoảng trên 500.000 người.
Người ta thường gọi Jeju là “đảo ba nhiều”: nhiều đá, nhiều gió và nhiều phụ nữ.
Nhiều đá – bởi, Jeju được hình thành do nham thạch của núi lửa phun trào. Bởi thế, đi trên đảo đâu cũng thấy đá đen. Đá nằm khắp nơi hai bên đường, đá để xây nhà, đắp thành cổng, xây tường bao quanh nhà, làm cột mốc phân cách giữa các làng, đá nằm dọc các bờ biển, đá được tạc tượng…
Nhiều gió là đương nhiên, bởi Jeju nằm trên biển nên quanh năm lộng gió.
Còn phụ nữ – thì không chỉ ở Jeju có nhiều. Tuy nhiên, trước đây, khác hẳn với phụ nữ Hàn Quốc nói chung, phụ nữ Jeju là trụ cột gia đình, là lao động chính kiếm thu nhập từ nghề lặn bắt hải sản.
Và còn 1 thứ nhiều nữa - chắc chắn phải là nước.
Jeju có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Đỉnh núi lửa Hanlasan, một trong những ngọn núi lửa phun nham lớn nhất thế giới, đã làm nên đảo Jeju hơn triệu năm trước; Vách đá Jesangjeolli – được hình thành từ những đợt núi lửa phun trào từ hàng ngàn năm về trước; Thác nước Cheonjiyeon – nơi hẹn hò lý tưởng cho các đôi tình nhân. Làng dân tộc Seoneup- nơi lưu giữ lối sống và văn hóa đặc trưng của người dân trên đảo. Công viên Hallim cũng là vườn bách thảo rộng 27.000m2. Vườn Tinh thần với hơn 2.000 cây Bonsai; Đền Yakcheon. Con đường Bí ẩn, Sân vận động World Cup 2002.
Mời các bạn cùng VOVNews thăm một số thắng cảnh của Jeju qua phóng sự ảnh sau:
Là “đặc sản” của Jeju, đá xốp đen có mặt trong đời sống của người dân, là vật trang trí, đá được bày ở nơi công cộng, trước các công trình văn hoá và trên đường phố |
Đảo Jeju nổi tiếng với những bức tượng đá ong đen bán thân có tên gọi là Dol Hareubang (có nghĩa là tổ phụ: ông nội). Harubang được xem như biểu tượng về văn hóa của Jeju nên có mặt ở nhiều nơi trên đảo. Harubang có vai trò như thần làng ở Việt Nam. Nhiều món quà lưu niệm bán cho du khách cũng làm theo mẫu pho tượng này.
Người bản xứ tin rằng khi sờ vào mũi của Harueubang thì sẽ sinh được con trai.
Hoa được người dân đảo Jeju trồng ở nhiều nơi |
Khối đá được hình thành từ sự phun nham thạch của núi lửa Hallasan |
Núi lửa Hallasan là thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhất ở Jeju, cao 1.950 mét |
Một góc miệng núi lửa Hallasan đã ngưng hoạt động là điểm “vàng” trong tuyến du lịch ở Jeju |
Khu vực quanh núi lửa được quy hoạch là công viên quốc gia Hallasan, được UNESCO |
Vách đá Jesangjeolli có cấu trúc đặc biệt, được ví như một đài tưởng niệm văn hóa của Hàn Quốc |
Bờ biển Jeju không có cát, toàn sỏi đá. Dọc bờ biển có nhiều khối đá với hình thù kỳ lạ |
Người dân đảo cho rằng, khối đá cao là người phụ nữ đang ngồi. Còn khối đá bên phía trái |
Một trong những địa chỉ không thể bỏ qua ở Jeju là khu vườn sinh thái mang tên “Vườn tinh thần” (Spirited Garden). Nơi này đã được đón nhiều danh thủ quốc gia đến thăm |
Làng văn hóa Jeju, nơi lưu giữ những nét văn hóa dân gian độc đáo. Ngôi nhà lá của ngư dân |
…và ngôi nhà cổ đặc trưng của người Hàn Quốc với mái ngói âm dương. |
Cheonjiyeon là một trong những thác nước nổi tiếng ở đảo Jeju. Cheonjiyeon có nghĩa là thác nối trời và đất, thu hút đông đảo du khách đến đây ngoạn cảnh và chụp ảnh. |
Jeju có một đoạn đường đặc biệt dài chỉ khoảng 100m, được gọi là con đường «bí ẩn» (Mystery Road). Đây cũng là một trong những điểm du lịch thú vị của hòn đảo này. Thông thường tới đây, các lái xe tắt máy để du khách trải nghiệm cảm giác xe tự động leo dốc.
Nhiều du khách đổ nước ra đường để kiểm chứng hiện tượng kỳ lạ này và chứng kiến |
Món ăn của Hàn Quốc nói chung và Jeju nói riêng khá ngon và hấp dẫn, đặc biệt là kim chi |
Trà cũng là sản vật nơi này, được nhiều người mua về để thưởng thức và làm quà tại Bảo tàng trà O’Sulloc |
Trước đây, chỉ có nông dân và người nghèo trên đảo mới mặc trang phục, đội mũ vải như thế này. Đây là loại vải và do cư dân Jeju tự tay dệt và nhuộm bằng một loại vỏ cây đặc biệt của đảo. Nay trang phục đặc thù này trở thành thời trang.
Cảnh đẹp, ẩm thực phong phú cùng sự thân thiện, mến khách của người bản xứ |
Vũ Bích Ngọc
(Theo vov)