Những điệu múa sôi động, kỹ thuật điêu luyện của những nghệ sỹ múa sư tử tại Phan Thiết, Bình Thuận đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng du khách nước ngoài.
Đây là những bức ảnh đẹp về lễ hội độc đáo ở Việt Nam do trang web CNNGo bình chọn.
Những năm gần đây, múa sư tử đã trở thành một hoạt động không thể thiếu tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận trong ngày Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và ngày lễ Nghinh Ông. Đây là hình ảnh của đoàn múa sư tử Quảng Đông – một trong 8 đoàn biểu diễn tốt nhất ở thành phố. |
Mỗi một con sư tử cần có 2 người biểu diễn. Múa sư tử thật sự khó hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Để trở thành một người múa sư tử chuyên nghiệp, bạn cần 2 năm để tập luyện |
Cồng chiêng và trống là những đạo cụ không thể thiếu khi biểu diễn múa sư tử |
Múa sư tử không chỉ là một hoạt động vui chơi giải trí mà nó còn mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Một thanh niên đóng vai người huấn luyện sư tử trong một câu chuyện truyền thuyết |
Những vũ công múa sư tử được huấn luyện từ năm 8 tuổi và thường “giải nghệ” khi bước sang độ tuổi 20 |
Đoàn múa Kỳ Lân của Phan Thiết chỉ xuất hiện 2 năm một lần tại Lễ hội Nghinh Ông. Với chiều dài 49m, và cần có 22 người biểu diễn, đây là con Kỳ Lân lớn nhất Việt Nam. Bắt nguồn từ văn hóa cổ Trung Quốc, kỳ lân là một loài mang đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử |
Đấu võ gậy cũng bao gồm trong hoạt động múa rồng. Tuy đã rất cẩn thận, nhưng đôi khi hoạt động vui chơi này vẫn gây tai nạn |
Rồng được coi là biểu tượng của sức mạnh và sự may mắn. Sự kết hợp giữa màu đỏ và màu bạc tượng trưng cho hạnh phúc và sự thịnh vượng |
Múa rồng là một nghi thức được truyền từ đời cha sang đời con. Anh Trần Văn Vũ (20 tuổi) là thế hệ thứ 4 trong gia đình tham gia hoạt động múa rồng. Anh cũng chính là đội trưởng của đoàn Quảng Đông vì có kinh nghiệm múa rồng lâu nhất |
Có rất nhiều mẫu trang phục cũng như kỹ thuật biểu diễn khác nhau cho hoạt động múa sư tử ở Việt Nam |
Vũ Vũ
(Theo Bưu Điện Việt Nam)