Trong một lần tới Trà Sư, độc giả Hoàng Hạc đã ngất ngây trước vẻ đẹp huyền diệu của miền sông nước.
Chỉ cách Sài Gòn khoảng 300km, nếu tính toán một chút thì chỉ cách có một đêm ngủ ngon lành trên xe ô tô là mở mắt ra đã có thể rất gần Trà Sư, khu bảo tồn thiên nhiên trong rừng tràm đầy hấp dẫn và thú vị.
Được chính thức đưa vào khai thác du lịch khoảng năm 2004, dù đã quy hoạch trồng tràm từ năm 1986, rừng Trà Sư vẫn hội tụ hàng trăm loại cây dược liệu với một nền tảng thiên nhiên trù phú. Hơn 70 loại chim trong đó có giang sen và điên điển nằm trong sách đỏ của Việt Nam.
Mùa nước nổi là mùa Trà Sư phô diễn nhiều vẻ đẹp kì ảo nhất, đặc biệt là vào 2 thời điểm bình minh khoảng 7h sáng và hoàng hôn bắt đầu khoảng 15h chiều, khi những đàn chim vươn mình vỗ cánh làm cả khu bảo tồn trở mình sống động.
Có hai cách là thuê thuyền ngay từ cổng rừng và đi đường bộ đến đài quan sát và thuê thuyền chèo tay để tiếp tục tham quan sâu hơn vẻ đẹp ẩn giấu dưới những vòm cây.
Vẻ đẹp của sông nước Trà Sư:
Nào cùng chèo thuyền trên cỏ xanh
Nơi nước và cây làm thành những ống tròn kì ảo
Khi buổi sáng sớm nắng trở thành hoạ sĩ tài ba kéo những vệt dài trên khối thạch xanh mướt mát |
|
Đừng vội nghịch ngợm phá vỡ sự êm ả đấy mà hãy quay lại góc ngược sáng để khám phá sự ngạc nhiên khi thay vào màu xanh là màu trắng lấp lánh mỏng tang |
Có phải bạn đang đi lạc vào khu rừng già phủ đầy tuyết trắng lốm đốm vài mầm cỏ xanh
Chỉ cùng một lớp bèo li ti dày sít vào nhau, bạn cũng có thể được chiêm ngưỡng những hình ảnh đầy hứng thú của màu sắc và sự huyền bí của những khu rừng hàn đới. Nhưng thế vẫn chưa hết. Hãy cùng chơi trò đánh đố với thị giác, bạn sẽ phải dụi mắt khi nhìn vào những cây tràm rồi nhìn lên, nhìn xuống, đôi khi sẽ tự thấy lung lay với khả năng thị giác bởi bạn nghĩ mình đang xem ảnh 3D. Và dĩ nhiên đây chỉ là 1 góc nhỏ, bạn tự khám phá thêm nhé. |
Sự phản chiếu hay việc chọn lựa giữa thế giới thực và ảo
Rồi trở về với buổi chiều dưới mặt nước
Trên bầu trời
Và kết thúc bằng buổi chiều bên cạnh nồi lẩu cá với hoa điên điển và súng
(Theo zing)