ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sử dụng khiếu hài hước trong tranh luận
Friday, November 18, 2011 10:29
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cách khôn ngoan khi xung đột với vợ/chồng/người yêu là dừng lại trước khi chuyện bé xé ra to. Và khôn ngoan hơn là biết vận dụng khả năng hài hước để giải quyết xung đột. Dưới đây là một số nguyên tắc bạn có thể tham khảo:

1. Hiểu rõ mục đích sử dụng sự hài hước trong tranh luận

Hãy nhớ rằng những điều bạn sắp nói không nhằm mục đích châm chọc, hạ bệ đối tác mà chỉ là chiêu gây cười, xua tan bầu không khí căng thẳng. Tuy nhiên, trước khi hành động, hãy chắc chắn rằng bạn là người luôn lắng nghe một cách chủ động. Từng câu người ấy nói phải được bạn tiếp thu hiểu rõ ràng. Sau đó, mới tìm cách đánh lạc hướng người ấy, lái chủ đề sang một hướng khác.

2. Sự hài hước là con dao hai lưỡi

Thật vậy, một câu nói đùa có thể giảm bớt không khí căng thẳng nhưng cũng có khả năng làm cuộc tranh cãi leo thang. Vì vậy, bạn phải cân nhắc xem liệu gây cười lúc này có phải là giải pháp hữu hiệu không. Sử dụng khiếu hài hước trong một cuộc tranh cãi cần nhất phải nắm chắc nguyên tắc không hàm ý coi thường “đối thủ” qua những ngôn từ.

Tự hỏi mình: “Người tôi đang tranh luận có hài hước giống tôi không?”. Không phải tất cả mọi người đều đánh giá cao một trò đùa khi cơn giận đang nóng bừng bừng. Với những người này, họ xem đó là hành động thiếu nghiêm túc, bỡn cợt vô duyên. Tuy nhiên, vì người đang tranh luận với bạn là vợ/chồng/người yêu nên câu hỏi này xem như đã được hoàn thành. Ít nhất thì bạn cũng hiểu về họ rõ hơn so với một người xa lạ.

Sử dụng khiếu hài hước trong tranh luận - Tin180.com (Ảnh 1)

3. Biết chọn thời điểm để gieo những lời bông đùa

Cái gì nhiều quá cũng khiến người ta bị bội thực. Vì vậy, những câu nói đùa nên được đưa ra vào thời điểm đầu hoặc cuối của buổi nói chuyện. Nếu quan sát thấy người ấy bắt đầu tỏ thái độ khó chịu thì hãy nhẹ nhàng kéo tay họ và nói một câu gì đó vui vui kiểu như “Dự báo thời tiết bảo hôm nay có gió Lào về hả em?”. Hoặc sau khi nghe rõ ngọn ngành cơn thịnh nộ, có thể nói một câu trêu đùa đầy thiện chí để xóa tan chút hậm hực còn sót lại.

Đừng dại mà buông lời bông đùa khi người khi đang tức giận bừng bừng. Làm vậy khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

4. Chèn hài hước bằng cách nào?

- Đưa ra quan điểm khác thường

- Thể hiện thái độ và hành động như thể bạn đang rất tự ti, bạn là người thua cuộc.

- Tâng bốc: Thay đổi giọng điệu bằng một cách nói ngọt ngào, tôn vinh “đối thủ”.

5. Tận dụng khoảng thời gian gián đoạn

Khi một trò đùa được thực hiện có thể tạo ra sự gián đoạn tạm thời cho cuộc tranh luận. Nhất là khi người đối diện bật cười thì sự gián đoạn này có khả năng được kéo dài hơn. Hãy tận dụng sự gián đoạn để xoa dịu cơn tức giận. Lúc này, có thể nói một lời xin lỗi, làm một hành động thể hiện thái độ cầu thị (ôm, hôn, nắm tay).

Kha Di

(theo ngoisao)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.