Chiều 19/11, triển lãm gốm “Nghệ thuật vượt qua thị giác” khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hàng trăm tác phẩm “có một không hai” của học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem.
|
Để chuẩn bị cho triển lãm, 12 thành viên của “Ngôi nhà nghệ thuật” cùng với thầy giáo Đào Ngọc Huỳnh, Đỗ Quốc Vị đã phải chuẩn bị từ đầu năm. |
|
|
Các nghệ nhân gốm Bát tràng (Hà Nội), làng Cậy (Hải Dương), làng Ngòi (Bắc Giang) đã giúp đỡ nhóm rất nhiều từ việc tư vấn, hướng dẫn cách làm gốm đến nung sản phẩm. |
|
|
Sản phẩm trưng bày gồm hai bình gốm lớn, 5 bình loại vừa, 20 tranh vẽ trên đĩa, 150 sản phẩm gốm nhỏ và 40 tranh vẽ. |
|
|
Đa số sản phẩm gốm là do các nam sinh khiếm thị làm, còn tranh vẽ là tác phẩm của học sinh nữ. |
|
|
Tạo hình đôi mắt được thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm. |
|
|
Thầy Huỳnh cho hay, phải chứng kiến các em miệt mài làm việc mới cảm nhận hết những khát vọng “tìm thấy ánh sáng” của từng em. |
|
|
Lương Quốc Hưng, một học sinh khiếm thị, chia sẻ để hoàn thiện sản phẩm kịp thời gian triển lãm, nhiều em phải hoãn những chuyến về thăm nhà dịp cuối tuần và cùng thầy đến làng gốm. |
|
|
Mỗi sản phẩm các em thường làm trong vài tiếng, có lúc mất cả nửa ngày mới xong. |
|
|
Mỗi em đều để lại dấu ấn tạo hình yêu thích trên từng sản phẩm, như Lương Quốc Hưng sẽ là những bông sen, con rùa còn Bùi Thế Thành thì thích thể hiện con người tươi vui, căng tràn sự sống. |
|
|
Có nhiều tác phẩm đẹp, độc đáo khiến người xem không nghĩ đấy là sản phẩm của học sinh khiếm thị. |
|
|
Từng chi tiết được làm công phu, tỉ mẩn và mang nét đẹp thơ ngây. |
|
|
Cũng có tác phẩm khiến người xem phải suy nghĩ. |
|
|
Các thầy giáo của “ngôi nhà nghệ thuật” cho hay, triển lãm được tổ chức nhằm gửi thông điệp “người khiếm thị vẫn có thể làm công việc của người bình thường” và tìm kiếm cơ hội được sống bằng nghề cho học sinh của lớp gốm. |
|
Kiều Trinh
(Theo vnexpress)