ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara
Thursday, November 17, 2011 8:25
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mở đầu cho bản tin của chúng ta là các bức ảnh ghi lại quang cảnh bầu trời sao tại Úc cực kỳ tuyệt vời, được thực hiện với kỹ thuật “Star trails” (Đường ánh sao) – một kỹ thuật đặc biệt dùng để ghi lại chuyển động của các vì tinh tú trên bầu trời đêm.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 1)

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 2)
Bầu trời sao nước Úc thật tuyệt, các bạn nhỉ?

Để ghi lại được những bức ảnh tuyệt vời này, tác giả Lincoln Harrison đã phải chụp bầu trời sao nhiều lần trong một khoảng thời gian dài, “lợi dụng” việc Trái đất quay để ghi lại “đường đi” của các ngôi sao. Sau đó, ông phải ghép các bức ảnh chụp với nhau để có được sản phẩm hoàn chỉnh.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 3)

Thông thường, loại ảnh này hay được chụp ở những vùng nông thôn hoặc ngoại ô hoang vu để có một góc nhìn rõ ràng nhất. Nếu chụp ở những đô thị lớn, ánh đèn từ thành phố có thể sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến chất lượng ảnh.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 4)

Người mới nhìn thường lầm lẫn những bức ảnh này là sao băng nhưng quả thực, đây là thành phẩm do nhiều bức ảnh kết hợp với nhau được ghép lại qua chương trình đồ họa. Ta có thể quan sát nhiều màu sắc khác nhau trong từng đường ánh sao do sự phản xạ từ nhiều nguồn sáng Mặt Trăng, mặt hồ hay ánh sáng đèn đường phía xa…

“Con mắt của Sahara” nhìn từ trên cao

“Richat Structure” (Cấu trúc Richat) hay còn gọi là “Eye of the Sahara” (Con mắt của Sahara) hoặc Guelb er Richat, là một kết cấu địa chất hình elip nổi lên giữa sa mạc Sahara ở trung tâm phía Tây nước Mauritania, gần khu vực Ouadane. Công trình tự nhiên này là kết quả của sự xói mòn đất từ cuối thời kỳ Nguyên sinh cho đến giữa thời kỳ Sa thạch Ordovicia.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 5)
“Con mắt của Sahara” đẹp một cách huyền ảo.

Các khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài. Phía trong, sự xói mòn thể hiện mạnh hơn ở các lớp đá Quartzite, tạo nên các sườn tròn dễ vỡ. Tại vị trí trung tâm, “Con mắt của Sahara” được bao phủ bởi một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3km.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 6)

Sự xói mòn diễn ra ở nơi đây mạnh đến mức ta có thể quan sát nó một cách rõ ràng từ ngoài không gian. Có nhiều giả thiết cho rằng nơi đây từng là địa điểm tập kết của người ngoài hành tinh xong các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh được điều đó. Hiện tại, sự hấp dẫn trong “Cấu trúc Richat” đang thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới.

Trời sao rực rỡ<br />
ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 7)

Ngắm nhìn Trái đất lung linh về đêm

Trong phần cuối của bản tin, mời bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp Trái đất qua một góc nhìn rất thú vị trong video có tên “Một cái nhìn về Trái Đất từ không gian”. Để thực hiện video này, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã sử dụng đến kỹ thuật time lapse.

Time lapse là kỹ thuật quay phim xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, thường được các nhà làm phim sử dụng để rút ngắn thời gian trình chiếu một bối cảnh, sự vật nào đó. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách chụp rất nhiều ảnh cùng lúc với khoảng thời gian dừng (interval) giữa mỗi lần chụp. Khoảng thời gian dừng có thể nhỏ hơn 1 giây hoặc kéo dài đến 1 giờ, thậm chí 1 ngày, tùy vào ý đồ của đạo diễn. Sau đó, những bức ảnh này sẽ được chiếu liên tục, nối tiếp nhau theo đúng thứ tự trong khoảng thời gian ngắn, từ đó tạo nên video thành phẩm.

Trời sao rực rỡ ở Úc và địa chất kì lạ ở Sahara  - Tin180.com (Ảnh 8)

Nói cách khác, kỹ thuật này giúp rút ngắn thời lượng trình chiếu của một khung cảnh. Ví dụ cụ thể hơn là quá trình nở của một bông hoa trong 10 ngày có thể được rút ngắn xuống vài phút. Ngoài việc giúp tiết kiệm thời gian, loại hình video này còn giúp ta có cái nhìn bao quát hơn, dễ dàng nhận ra sự thay đổi của sự vật.

Video của chúng ta hôm nay được ghép từ hơn một triệu tấm ảnh, chụp bằng 4.000 camera vệ tinh bởi nhóm thám hiểm 28 & 29 tại Trạm quan sát ISS từ tháng 8 đến tháng 10/2011. Vệ tinh này di chuyển với tốc độ 27 km/giờ ở độ cao 350km so với mặt biển. Quá trình chụp bắt đầu từ Mỹ, sau đó di chuyển sang tận vùng Tây Nam nước Úc, tiếp tục bao quát hết Đông Âu rồi Đông Nam châu Á vào buổi tối.

[flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2011/11/hinhanhdepvutru111.flv&image=http://beforeitsnews.com/vietnamese/wp-content/blogs.dir/9/files/2011/11/Troi-sao-ruc-ro-o-Uc-va-dia-chat-ki-la-o-Sahara-_Tin180.com_008.jpg /]

(theo kenh14)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.