Không phải ngẫu nhiên mà các món tưởng chừng quê mùa ấy lại không thể thiếu vào ngày xuân, bởi chất chua ngọt nhẹ nhàng là chất kích thích khẩu vị, lại mang chút axit nhẹ nhàng giúp dễ tiêu, nhẹ bụng hơn. Chuẩn bị sẵn vài món dưa kiệu, thịt ngâm chua trong nhà cũng là cách để chị em phụ nữ chăm sóc tốt hơn bữa ăn cho cả gia đình.
Dưa hành, củ kiệu
Đĩa dưa hành, củ kiệu ngâm chua là món ăn kinh điển của ngày Tết, hấp dẫn bởi vị chua ngọt nhẹ nhàng, ăn kèm với các món thịt cá đều giúp dễ tiêu hóa hơn. Và sẽ càng dinh dưỡng và an toàn hơn nếu bạn tự tay chuẩn bị món ngon này cho cả gia đình…
Nguyên liệu:
- Hành tím: 1/2kg, củ kiệu: 1/2kg
- 2 lít nước sôi để nguội
- 100g muối
– 50g đường tinh luyện Biên Hòa Pure, hòa tan để nguội
Thực hiện:
- Hành và củ kiệu ngâm vào nước tro bếp qua đêm cho có độ mặn vừa phải, sau đó thì đổ nước tro đi thay bằng nước lạnh pha muối, ngâm thêm một ngày để củ kiệu trắng và giòn hơn.
- Lột phần vỏ bên ngoài và cắt rễ của củ hành và kiệu, sau đó rửa lại bằng nước pha muối loãng cho thật sạch rồi để ráo.
- Cho muối và đường vào nước đun sôi để nguội, khuấy đều. Xếp hành và kiệu vào keo rồi rót nước đường và muối vào, dùng cây chèn kỹ để nước ngập mặt hành và kiệu. Khoảng 1 tuần là bạn đã có món kiệu ngon lành cho ngày tết.
Dưa món
Thật thiếu sót nếu món bánh chưng, bánh tét ngày Tết thiếu đi vị chua mặn đậm đà từ dưa món. Cách thực hiện tuy tốn nhiều thời gian nhưng lại khá đơn giản, đủ sức để những người nội trợ thử tài vén khéo…
Nguyên liệu:
- Củ cải trắng: 100g, cà rốt: 100g, tỏi: 50g, ớt: 50g
- Nước mắm: 200ml, 100g đường tinh luyện Biên Hòa Pure
Thực hiện:
- Cà rốt và củ cải cắt lát dài khoảng 5cm, đem phơi nắng cho héo. Khi nguyên liệu héo vừa thì đem trụng sơ qua nước sôi khoảng 10 đến 20 giây, sau đó cho vào nước lạnh ngâm và vắt lại cho ráo.
- Tiếp tục chuẩn bị phần nước mắm đường theo tỉ lệ 1 nước mắm, 1 đường và 1/2 nước lạnh, nêm nếm cho đậm đà và đun sôi rồi để thật nguội.
- Xếp cà rốt, củ cải trắng, tỏi, ớt vào keo đựng rồi cho hỗn hợp nước mắm vào. Lưu ý nhớ dùng cây chèn chặt bề mặt để các nguyên liệu ngập trong nước mắm pha để có được dưa món ngon.
Bắp bò ngâm nước mắm chua ngọt
Món ăn lạ miệng này rất “bắt cơm” nhờ sự tổng hòa của nhiều hương vị như mặn, ngọt, chua, cay. Ngoài việc bảo quản được lâu, bắp bò ngâm nước mắm cũng là món ăn thích hợp để dùng trong bữa ăn gia đình mỗi ngày với lượng vừa đủ…
Nguyên liệu:
- 1/2kg bắp bò
- 5 hoa hồi
- 1 củ hành tây
- 1 miếng vải mùng- Gia vị: nước mắm, đường tinh luyện Biên Hòa Pure, giấm, một ít quế
Thực hiện:
- Bắp bò rửa kỹ, làm cho sạch mỡ và luộc chín qua nước sôi (khi luộc cho vào 2 muỗng café muối và củ hành tây). Lưu ý không luộc bắp bò mềm nhão sẽ mất ngon, sau đó vớt bò ra, ngâm vào nước đá chừng 15 phút rồi vớt ra, để ráo.
- Pha nước mắm theo tỉ lệ: 1 chén nước mắm, 1 chén đường, 1/3 chén giấm, 2/3 chén nước lạnh, nấu cho tan hết đường muối rồi để nguội.
- Cho bắp bò vào keo đựng rồi chế hỗn hợp nước đường, muối vào, ngâm khoảng 3 đến 4 ngày thì bắp bò sẽ thấm ngon. Khi ăn, cắt bắp bò thành lát mỏng để tiện dùng hơn.
Tai heo ngâm chua
Vị giòn giòn, dai sần sật của tai heo ngâm chua rất kích thích khẩu vị. Món ăn có vị chua thanh, ngọt dịu từ đường tinh luyện Biên Hòa Pure rất đáng để tăng thêm vị ngon cho bữa cơm mỗi ngày.
Nguyên liệu:
- 1kg tai heo
- 1 muỗng café phèn chua
- 1 muỗng café muối
- 1 lít giấm
- 1/2 kg đường tinh luyện Biên Hòa Pure
- 1/2 muỗng café bột ngọt
- 1 trái dừa xiêm
Thực hiện:
- Lỗ tai heo rửa sạch, cho vào luộc cùng nước sôi với muối và phèn chua đến khi vừa chín tới (luộc quá chín sẽ không ngon). Vớt lỗ tai heo ra, ngâm lại trong nước nóng và dùng tay cầm phèn chua chà mạnh cho sạch nhớt rồi rửa lại thật sạch bằng nước sôi, để ráo.
- Nấu nước giấm theo tỉ lệ 1 lít giấm, 1/2 kg đường, 1/2 muỗng café bột ngọt và 1 muỗng café muối, nấu sôi để nguội và lược lại bằng vải mùng.
- Xếp lỗ tai heo vào keo rồi cho hổn hợp nước giấm vào ngâm khoảng 3 đến 4 ngày là dùng được.
(theo eva)