Theo y học cổ truyền sơn chi tử có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tả hỏa giải độc, lợi tiểu, chỉ huyết, cảm mạo phát nóng, hạ lỵ mọi chứng, họng đau, miệng lở,…
|
Sau đây là một số bài thuốc thường dùng:
Bài 1: Chữa vết thương sưng đau bầm tím: Sơn chi tử, bạch biển lượng bằng nhau khoảng 27g cùng giã đắp vào vết thương. Ngày thay một lần, đắp liên tục 3-5 ngày.
Bài 2: Chữa trị cảm sốt: Sơn chi tử 14 quả (bằng 14g) hương sị 4g. Cho 500ml nước, sắc còn 150, ngày 1 thang, uống lúc còn ấm. Dùng liền 3 ngày.
Bài 3: Chữa trướng bụng đầy hơi do ăn thức lạ, nhiều mỡ: Sơn chi tử 27 quả (khoảng 27g) sao nghiền nhỏ, uống với rượu.
Bài 4: Chữa cảm lạnh, buồn nôn: Sơn chi tử (sao vàng), trần bì, tinh tre mỗi thứ 10g; gừng sống 5g. Cho 800ml nước, nhỏ lửa, sắc còn 200ml, chia 2 lần, uống trong ngày, lúc còn ấm nóng. Dùng liền 5 ngày.
Hoa, quả và hạt dành dành.
|
Bài 5: Chữa lở miệng (nóng nhiệt):
Sơn chi tử 12g, nhân trần 16g, đại hoàng 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
Bài 6: Trị thấp nhiệt bụng trướng da vàng: Sơn chi tử 14 quả, nhân trần 240g, đại hoàng 120g. Nước 1.000ml sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày, xa bữa ăn. Mỗi liệu trình 10 – 15 ngày.
Bài 7: Chữa tiểu ít, buốt, tiểu rắt: Sơn chi tử, mộc thông, hạt mã đề, cù mạch, biển súc, hoạt thạch mỗi vị 12g; đại hoàng 8g; cam thảo nướng 6g. Cho tất cả vào ấm, sắc với 700 ml nước còn 150ml, uống làm hai lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10- 15 ngày.
Bác sĩ Trần Huy
(Theo SK&ĐS)