ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thế sao hồi đó anh không cưới nó đi?
Thursday, December 15, 2011 6:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tôi rất muốn nói chuyện thẳng thắn với chồng nhưng sau bữa đó, anh cứ im lặng. Tôi nhắc đến mẹ thì anh gạt ngang: “Thì ra, trước nay, tình cảm của em, sự chăm lo của em dành cho mẹ chỉ là giả dối…”

Tôi rất nể em gái vì cái cách em chăm sóc mẹ chồng (ảnh minh họa)
 
Cứ 2 tháng một lần, Minh Thư, cô em ruột của tôi lại đưa mẹ chồng lên Sài Gòn khám bệnh. Lần nào hai mẹ con cũng ở nhờ nhà vợ chồng tôi để tiện việc đi lại. Tôi rất nể Thư vì cái cách em chăm sóc mẹ chồng. Thư chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ đến ly nước, viên thuốc cho mẹ. Mỗi sáng thức dậy, bao giờ Thư cũng hỏi: “Mẹ ngủ có ngon không?”. Rồi em lo pha nước nóng cho mẹ đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… Buổi tối, trước khi ngủ, Thư lại bóp tay chân, rủ rỉ nói chuyện với mẹ cho tới lúc bà ngủ thiếp đi.
Bạn bè của chồng tôi đến nhà chơi đều hết lời khen Thư. Họ bảo rằng, nhìn hai người, không ai nghĩ đó là mẹ chồng, nàng dâu. Và họ suy ra, tôi cũng là một nàng dâu thảo vì chúng tôi là chị em ruột. Mà có lẽ cũng đúng như vậy. Bản thân tôi thấy mình đã cư xử trọn đạo con dâu với mẹ chồng. Tuy mẹ anh ở xa nhưng bất cứ thứ gì bà cần, tôi cũng sắm sửa chu đáo. Những món ngon vật lạ, nghe ở đâu có, tôi lại nhờ người tìm mua cho bằng được để gởi về quê vì “mẹ già rồi, chẳng còn sống được bao lâu nữa nên tụi mình lo được cho mẹ bao nhiêu thì phải ráng lo”.
Mọi việc sẽ không có gì đáng nói nếu một ngày kia, anh bạn thân của chồng tôi không vui miệng nói đùa: “Sao cậu không rước bà cụ vào ở chung để bà xã cậu có dịp trổ tài chăm sóc mẹ chồng giống như em vợ cậu vậy?”. Có lẽ câu nói ấy khiến anh chạnh lòng và quyết định đón mẹ vào ở chung để tiện bề chăm sóc.
Anh nghĩ là làm, không bàn bạc gì với vợ. Chỉ đến phút cuối, khi chuẩn bị về quê, anh mới nói. Tôi chưng hửng: “Sao anh không bàn bạc gì với em?”. Anh tròn mắt: “Có gì đâu mà bàn bạc? Mẹ ở đây để tụi mình tiện việc chăm sóc, anh khỏi phải đi về…”. Tôi khó chịu: “Nhưng ít ra thì anh cũng phải nói với em một tiếng…”.
 
Giận thì nói vậy thôi chứ khi mẹ vào, tôi vẫn chu đáo. Tôi dặn con bé giúp việc: “Con nhớ hỏi xem bà thích ăn gì thì mua cho bà… Hỏi xem bà có muốn coi phim hay coi cải lương không thì đi thuê đĩa về chiếu cho bà coi…”.
Tuy vậy, sự bực bội vì không được chồng tôn trọng vẫn khiến tôi khó chịu nên trưa hôm sau tôi ở lại công ty không về. Chuyện này rất hiếm bởi thường buổi trưa tôi hay tạt về nhà ăn cơm, chợp mắt một chút. Thói quen bị phá bỏ khiến tôi thấy mệt mỏi. Đã vậy, buổi chiều, vừa về tới nhà, anh đã sốt sắng: “Em pha nước cho mẹ tắm đi”. Tôi liếc chừng về phía phòng mẹ, hạ giọng: “Nhà có máy nước nóng, sao lại phải pha nước?”. “Thì em cứ làm đi”. Ngay lúc đó, bà cụ bước ra nên tôi bỏ vào phòng.
Đến bữa cơm, đang ăn, anh lại nảy ra sáng kiến: “Sáng mai em đi chợ mua tôm về kho tàu cho mẹ”. Vừa nghe vậy, bà cụ đã xua tay: “Không cần đâu, mẹ ăn như vầy là đủ rồi”. Anh vẫn vô tư: “Mẹ cứ để vợ con hầu hạ mẹ”. Tôi ráng ăn hết chén cơm rồi buông đũa: “Mọi người ăn đi, con no rồi”.
Hôm sau tôi dặn con bé giúp việc: “Con nhớ mua tôm kho tàu cho bà. Trưa nay cô không về”.
Lại thêm một ngày mệt mỏi trôi qua. Tôi bỗng thấy mình giống như một tù nhân của những ý tưởng kỳ quặc của chồng. Đã vậy, anh còn đổ dầu vô lửa khi tối hôm đó, tôi đang xem xét lại sổ sách giấy tờ thì anh bước vào: “Em xuống bóp tay chân, trò chuyện với mẹ cho mẹ đỡ buồn”. Tôi nhìn chồng: “Sao lại là em? Bảo con bé làm…”. “Nhưng con bé là người dưng…”. “Thì em cũng là người dưng…”- tôi sẵng giọng. Anh nổi nóng: “Sao em không giống Thư một chút nào hết vậy? Em có thấy nó chăm sóc mẹ chồng nó không?”.
Ra là vậy. Tôi bực bội: “Thế sao hồi đó anh không cưới nó đi?”.
Từ hôm đó, tôi cũng chẳng về nhà ăn tối. Mẹ chồng tôi tinh ý nhận ra ngay: “Ở trong này tù túng quá, thôi tụi bây cho mẹ về”. Tôi lúng túng: “Tại lúc này công việc nhiều nên con phải làm thêm. Mẹ cứ ở đây với chúng con…”. Mẹ chồng tôi không nói gì. Đến trưa, anh gọi điện cho tôi: “Anh sửa soạn đưa mẹ về đây”.
Nghe giọng anh thật buồn. Tôi bỗng thấy chạnh lòng: “Anh khoan đi, chờ em về đã”. Tôi chạy ra siêu thị mua đủ thứ đồ ăn thức uống, sau đó ghé qua tiệm thuốc bắc cắt mấy thang thuốc bổ và mua mấy lạng sâm cho mẹ chồng. Dắt bà ra xe, tôi bỗng thấy cay cay nơi sống mũi: “Tại con bận quá không chăm sóc mẹ được…”. Bà cụ vuốt nhẹ cánh tay con dâu: “Mẹ biết. Nhưng con làm gì làm, cũng phải giữ gìn sức khỏe. Khi nào rảnh, con dẫn mấy đứa nhỏ về chơi với mẹ”.
Tôi rất muốn nói chuyện thẳng thắn với chồng nhưng sau bữa đó, anh cứ im lặng. Tôi nhắc đến mẹ thì anh gạt ngang: “Thì ra, trước nay, tình cảm của em, sự chăm lo của em dành cho mẹ chỉ là giả dối. Anh cứ tưởng em giống như Thư…”.
Nghe chồng lại mang em gái ra so sánh, tôi muốn nổi khùng nhưng cố kềm chế: “Anh thật là quá đáng. Tình cảm của em, sự chăm sóc của em với mẹ xưa nay hoàn toàn là thật. Nhưng em là em, Thư là Thư. Anh đừng so sánh, cũng đừng áp đặt…”.   Nói rồi tôi bỏ ra ngoài.
Từ hôm đó đến nay, không khí gia đình vẫn nặng chịch. Anh không nói, tôi cũng không muốn bắt chuyện.
Chẳng lẽ trong chuyện này, mọi lỗi lầm đều do tôi mà ra sao?

Hà Thủy

(Theo nld)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.