ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những ông bố “tự kỷ”
Tuesday, January 3, 2012 10:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ ngày vợ sinh con gái, anh Huy gần như cắt mọi liên lạc với mọi người khác và chỉ thích… ở nhà bế con. Nhiều khi chị bực quá, quát thẳng vào mặt chồng: “Anh bị tự kỉ hay sao mà chẳng tiếp xúc gì với ai thế…”
tin180.com_4

Hình ảnh minh hoạ

Người ta cứ bảo, có con rồi các ông bố sẽ bị các bà mẹ “bỏ rơi” hay cho ra rìa, nhưng ở sự thật lại có thể hoàn toàn khác. Nhiềumẹ đã phải thốt lên rằng “chồng tôi bị tự kỉ” để giải tỏa cái tâm lý ấm ức khó chịu khi mà các bố “chỉ nhìn đến con mà chẳng nhìn đến vợ”.

34 tuổi mới kết hôn, 10 tháng sau, vợ “hạ sinh” một cậu công tử, anh Nam cảm giác đời mình không còn gì hạnh phúc hơn. Anh gọi con là Leo theo cung mệnh của mình, hàm ý con là niềm may mắn của bố. Từ ngày có con, anh Nam như người khác hẳn. Nếu như trước đây anh được đặt biệt danh là “vua ngủ” thì nay anh lại thính ngủ như… dơi. Nửa đêm con ngọ nguậy, vợ chưa kịp thức anh đã đã dậy vỗ vỗ nựng con: “Ngủ ngoan đi con”, con có vẻ muốn ăn là anh gọi vợ “dậy dậy cho con ăn đi em”, thậm chí có hôm đang ngủ anh cũng bật dậy, kiểm tra xem… bỉm của con đầy chưa để còn thay.

Những ngày đầu, vợ anh Nam lấy làm hạnh phúc lắm vì chồng mình không giống như các ông chồng khác chỉ biết ngủ, bỏ mặc vợ thức đêm thức hôm để trông con. Nhưng rồi những ngày sau đó, vợ anh bắt đầu cảm thấy khó chịu với cái kiểu “chăm con thái quá” của chồng.

Leo ngủ rất nhiều, có hôm cu cậu ngủ một mạch từ sáng đến trưa mà không dậy ăn. Hôm nào có hai mẹ con ở nhà thì không sao, hôm nào ở nhà là y như rằng cứ 2 tiếng anh Nam lại gọi con dậy bằng được để cho con ăn sữa vì… anh nghe người ta nói trẻ con mới sinh cứ 2 tiếng là phải ăn sữa một lần. Nếu gọi mà con dậy thì không sao, con không dậy hoặc con dậy mà không ăn là mặt anh Nam dài thuỗn ra, rồi cứ lẩm bẩm: “Ăn đi con, sao con không ăn, không ăn thì làm sao mà lớn được cơ chứ”. Và anh cứ ngồi cầm cái bình sữa cho đến khi nào con chịu ăn hoặc ăn xong mới thôi mặc cho vợ nói gì thì nói.

Cũng là chuyện ăn chuyện ngủ, nhưng anh Thành, chồng chị Hoài lại hơi khác anh Nam, có hôm chị Hoài đang ngủ, mở mắt ra nhìn con thì giật thót mình khi thấy chồng ngồi thù lù trên giường, nhìn con chằm chằm. Hỏi ra mới biết con vừa dậy nên anh cũng phải dậy theo để trông con. Chị Hoài đã giải thích cho chồng rằng trẻ con trong tháng thức đêm mà không quấy thì có thể kệ nó, bố mẹ tranh thủ ngủ đi không mệt nhưng anh Thành bảo anh phải dậy trông con thì mới yên tâm và anh cho rằng chị Hoài không có kinh nghiệm nuôi con. Thế là lúc đi làm thì chớ, lúc về là anh lại ôm dính lại con, làm mọi thứ cho con, nói chuyện với con mà chẳng chuyện trò gì với vợ. Có khi cả tối anh chỉ nói qua nói lại một hai câu với vợ còn thì anh chỉ chăm chăm ngồi bế con và cầm bình sữa cho con ăn, vợ hỏi gì cũng chỉ ậm ừ cho qua. Thậm chí ngay cả khi chị Hoài tỏ vẻ không vui anh Thành cũng không hề biết.

Cũng là một ông bố yêu con như anh Nam, anh Thành, từ ngày vợ sinh con gái, anh Huy vui mừng đến độ xin nghỉ làm hẳn một tháng để… ở nhà trông con. Vợ chồng anh nghĩ như vậy cũng tốt, vì dù sao cũng đỡ phải thuê người giúp việc trong lúc chị Hồng còn đang yếu, để tháng sau chị khỏe hơn thì có thể tự chăm con được. Hết một tháng, anh Huy vẫn chưa có ý định đi làm. Anh bảo: “Nghỉ thêm tháng nữa cho con thực sự cứng cáp, dù gì thì kinh tế nhà mình cũng có khó khăn quá đâu”. Thấy chồng nói cũng có lý, vợ anh Huy không phản đối gì.

Thế nhưng, chị thấy chồng mình có vẻ thay đổi khác trước rất nhiều. Nếu như trước đây anh hay đi tập thể thao sau mỗi giờ làm thì nay anh tranh thủ về sớm với con, trước đây anh thường hay đi tiếp đối tác làm ăn thì nay anh “đùn’ lại hết cho cấp dưới, trước đây anh thường hay tham gia các hoạt động nhà vợ thì nay anh “đùn” hết lại cho vợ đi một mình, anh chỉ ở nhà… bế con. Ngay cả đến mấy ông bạn chí thân chí cốt cũng chán gọi anh đi nhậu vì lần nào anh cũng thoái thác với lý do… phải ở nhà với con.

Nếu như người ngoài nhìn vào sẽ bảo vợ anh Huy là hạnh phúc, là sướng vì lấy được ông chồng hết lòng vì vợ con, hết giờ làm là chỉ biết về với con… thì vợ anh lại cảm thấy ngược lại. Thời gian đầu thì chị cũng cảm thấy vui lắm vì nghĩ chồng biết đỡ đần vợ, nhưng rồi một tháng, hai tháng qua mà anh vẫn vậy thì chị bắt đầu lo lắng. Ngoài lúc đi làm, anh gần như không tiếp xúc với những người khác mà chỉ ở nhà… bế con mà theo như anh bảo thì là… một niềm hạnh phúc. Thậm chí họ hàng có công có việc, chị bảo anh đi cùng anh cũng nhất quyết không đi. Nhiều khi chị bực quá, quát thẳng vào mặt chồng: “Anh bị tự kỉ hay sao mà chẳng tiếp xúc gì với ai thế. Đấy là mới có một đứa con thôi đấy, có thêm vài đứa nữa chắc anh đóng cửa ở trong nhà luôn nhỉ?”. Thế nhưng dù vợ có nói gì đi nữa thì anh Huy vẫn như vậy.

Có con là một niềm hạnh phúc, nhưng đôi khi cái hạnh phúc này lại được trao vào tay những người có vẻ như “quá tôn sùng hạnh phúc” như những ông bố nói trên khiến các bố chẳng biết phải “ứng xử” thế nào cho phải. Đôi khi, niềm hạnh phúc này lại có thể chính là nguyên nhân làm rạn nứt quan hệ vợ chồng và xa xôi có thể phá hủy cả gia đình nếu cả ông bố, bà mẹ trẻ mới lên chức không biết điều tiết cảm xúc của mình và thông cảm cho nhau.

Nguồn: giadinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.