ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ứng xử với ganh đua
Tuesday, January 3, 2012 10:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bạn vừa muốn con hồn nhiên, không phải bon chen để “toả sáng” vừa sợ con “an phận” thì sau này sẽ thiếu tinh thần vươn lên.

Vậy có nên động viên con ganh đua với chúng bạn ngay từ tuổi mầm non không?
Vì sao bé ganh đua?

– Ganh đua để phát triển: Dù muốn hay không, đến tuổi mẫu giáo các bé cũng sẽ gặp các tình thế phải ganh đua: khi chơi các trò chơi hay thi đấu thể thao, khi thi đọc thơ hay vẽ tranh, cạnh tranh để được vào đội bóng hay đội múa… Tinh thần cạnh tranh ở các bé tuổi này là hữu ích bởi nó gắn liền với sự phát triển các giác quan (nghe, nhìn… ), khả năng vận động (chạy, nhảy…) và sự phát triển ấy sẽ được “cân đong” khi đối chiếu với bạn cùng trang lứa.

Chẳng hạn, hôm nay bé bắt đầu tự đạp xe mà không cần ai đỡ, ngày mai bé có thể chở thêm chiếc ba lô sau boóc ba ga, ngày kia bé đã phóng vòng vèo khắp trên sân… Những thành tích này khiến bé rất tự hào, đặc biệt là khi nó nhỉnh hơn so với các bạn.

– Để vượt qua mặc cảm: Các bé là con thứ, thường bị “lép vế” so với anh chị em trong nhà cũng thường hay có mặc cảm trong quan hệ với bạn bè. Chính vì thế, bé thường gắng sức ganh đua để tỏ ra mình có thể “hơn người”, để chiến thắng mặc cảm.

– Nhằm gây chú ý: Có bé ưa ganh đua, thể hiện sự vượt trội là vì muốn giành được sự quan tâm chú ý, tình yêu thương của cha mẹ (như trường hợp bé đang bị “ra rìa” do mẹ bận bịu với em bé).

– Vì tự ti: Các bé tự ti về “năng lực” của bản thân (mình ăn chậm nhất, mình nhẹ cân nhất hay đơn giản là mình… không được bố mẹ đưa đón như các bạn…) cũng hay ganh đua để cảm thấy mình không thua kém ai.

– Do giới tính: Do đặc điểm giới tính, các bé trai nói chung thường “máu” ganh đua hơn so với các bé gái.

Ứng xử với ganh đua - Tin180.com (Ảnh 1)


Ứng xử thế nào?

Hiểu rõ đâu là “nguồn cơn” khiến con ưa “bon chen”, hẳn là bạn cũng đã tự rút ra được cách ứng xử thích hợp để không đẩy con vào tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Ngoài ra, bạn nên nhớ:

– Tuy cũng ham thi thố nhưng các bé mẫu giáo chưa đủ “bản lĩnh” để chấp nhận thất bại (bé có thể đau khổ ghê gớm chỉ vì bị bạn “ăn” mất một viên bi…), bởi vậy người lớn không nên đẩy bé vào tình huống phải ganh đua quá gay cấn. Khi làm trọng tài hay cổ động viên cho trẻ, ta đừng “zoom” vào chuyện thắng thua mà hãy nhấn mạnh rằng chơi để học hỏi, để thử thách, chơi cho vui là chính. Nên nhớ rằng sau các cuộc thi, hầu hết các bé thường mê ăn bim bim và uống Cocacola hơn là quan tâm đến kết quả cuối cùng.

– Nếu bé tỏ ra thiếu tự tin về khả năng nào đó của bản thân, mẹ đừng cố khen ngợi cốt làm yên lòng bé. Bé sẽ không tin mình “rất nhanh nhẹn” như lời mẹ động viên khi bé luôn chạy chậm nhất lớp đâu. Cũng đừng cố an ủi bé kiểu: “Tin xinh hơn con, nhưng con lại chạy nhanh hơn Tin”. Thay vào đó mẹ hãy nói với con rằng khả năng ở mỗi người sẽ phát triển khác nhau và qua trọng nhất là mẹ luôn yêu thương bé bất kể bé mạnh hay yếu, thắng hay thua, xinh nhiều hay xinh ít.

– Không cần khó chịu, gay gắt với bé khi bé buông lời khoe khoang, tỏ ra vênh vang khi so sánh với bạn bè. Nhưng cũng không khuyến khích bé có thái độ khiếm nhã ấy. Hãy nói cho bé hiểu rằng thái độ đắc thắng của bé có thể làm đau lòng người khác.

– Cha mẹ cần nêu gương cho bé. Thông qua việc kể về những việc mình đã làm được, cha mẹ hãy dạy con biết cách chú tâm vào thành tích của bản thân, vào quyết tâm vượt qua chính mình thay vì đi so bì với mọi người.

Vậy đấy, ganh đua có cả tích cực lẫn tiêu cực, và điều mà mẹ cần quan tâm nhất là giúp trẻ biết cạnh tranh sao cho lành mạnh.


Diễm

(theo dep)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.