ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hai thiên thạch vừa xẹt ngang qua Trái đất
Wednesday, March 28, 2012 9:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hai thiên thạch nhỏ vừa tiến sát Trái đất vào ngày hôm qua 26/3 nhưng không gây đe dọa nào đến trái đất, theo Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA).

Các nhà khoa học học thuộc Dự án theo dõi thiên thạch của NASA cho biết, hai thiên thạch nhỏ 2012 FP35 2012 FS35 đã bay qua Trái đất ở khoảng cách rất gần vào chiều tối ngày 26/3 (theo giờ quốc tế). Cả 2 thiên thạch có kích thước dưới 10m và không gây ra nguy hiểm nào.

Ảnh mô phỏng một số thiên thạch gần Trái đất
Ảnh mô phỏng một số thiên thạch gần Trái đất

Thiên thạch 2012 FP35, có kích thước khoảng 9m, đã bay qua Trái đất ở khoảng cách 154.000km. Trong khi đó, thiên thạch 2012 FS35, với kích thước chỉ 3m, đã bay qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách gần hơn nhiều – 58.000km.

Theo Space.com, khoảng cách của 2 thiên thạch so với Trái đất vào ngày hôm qua thậm chí còn gần hơn khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng. Quỹ đạo của Mặt trăng cách Trái đất khoảng 382.900km.

Thiên thạch 2012 FP35 và 2012 FS35 mới được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tuần trước, nhưng các nhà khoa học đã loại trừ khả năng ảnh hưởng của chúng tới Trái đất. Kích thước của chúng quá nhỏ nên sẽ bị đốt cháy hoàn toàn khi bay qua bầu khí quyển của Trái đất.

Dự án theo dõi thiên thạch của NASA là một phần trong Chương trình theo dõi các vật thể gần Trái đất của cơ quan này. Các nhà khoa học NASA và các nhóm nghiên cứu khác thường xuyên quan sát bầu trời để phát hiện những thiên thạch có kích thước lớn và nguy hiểm, nhằm phân tích xem liệu chúng có ảnh hưởng tới Trái đất không.

 

(Theo Vietnamnet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.