ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cầu toàn thì… vất vả?
Tuesday, April 17, 2012 17:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nhiều người vợ cầu toàn, không dám giao việc nhà cho chồng vì sợ chồng làm không sạch, không đẹp. Vì thế, họ ôm mọi việc để nhà luôn đẹp đẽ, ngăn nắp nhưng cái thân thì… mệt rã rời.

Tự nhận mình là mẫu phụ nữ đảm đang, kỹ tính lại có nhiều thời gian hơn chồng nên Hạnh (28 tuổi, giáo viên ở Hà Nội) hầu như gánh hết mọi việc trong nhà. Hạnh phàn nàn là hễ chồng mình làm việc gì là cô thấy không vừa ý việc ấy.
Chẳng hạn, nhờ phơi quần áo thì chồng Hạnh không bao giờ giũ phẳng từng cái mới treo lên móc mà cứ để nhàu nhĩ. Khi khô, chiếc quần kaki của vợ có khi dúm dó cả hai ống. Chưa kể, mỗi lần phơi áo len, Hạnh đều khéo nhờ chồng nên vắt ngang áo chứ đừng xỏ móc vào cổ áo, kẻo chảy áo. Thế mà chồng Hạnh nghe xong như bỏ ngoài tai, chẳng bao giờ chịu tiếp thu ý kiến của vợ. Ngán ngẩm vì nhiều lần phải chạy theo phơi lại áo quần cho chồng, Hạnh tặc lưỡi: “Thôi, lần sau anh cứ để quần áo đó cho em phơi. Anh phơi kiểu này thì còn gì là quần áo”.

Kể cả chuyện đổ rác mỗi ngày, Hạnh cũng không vừa ý với chồng. Bình thường, sau khi đổ rác, Hạnh luôn tráng sạch thùng rác, úp cho khô rồi lồng túi ni-lon mới được bỏ rác. Nếu giao việc này cho chồng Hạnh thì anh xã chỉ biết đổ rác khi nghe tiếng kẻng, không bao giờ tráng thùng rác, vợ nhắc thì càu nhàu; hoặc có tráng thì hời hợt rồi chẳng đợi thùng rác khô, cũng chẳng lồng túi ni-lon mà “đổ toẹt” rác mới vào thùng. Cả thức ăn thừa toàn mùi mắm, tỏi… chồng Hạnh cũng thẳng tay đổ vào thùng rác trên phòng khách dù Hạnh đã quy định những thứ đó phải đổ ở thùng rác trong bếp.

“Chiều chồng ‘như vua’ mà nhiều khi phải chạnh lòng, mệt mỏi. Hình như mình chiều quá nên ‘lão ý’ hư rồi, giờ thì chẳng ‘mó máy’ vào việc gì cả” – Hạnh than thở.

Cũng kỹ tính lại vớ phải anh chồng chậm, Thảo (26 tuổi, Hải Phòng), việc gì làm được thì làm luôn cho đỡ “vướng mắt”, chứ chờ chồng “dò dẫm’ thì sốt cả ruột. Ban đầu, Thảo cũng phân chia công việc rõ ràng cho chồng, ví dụ hôm nào Thảo nấu cơm thì chồng phải rửa bát, vợ phơi quần áo thì chồng gập và cất vào, vợ tắm thì chồng trông con… Tuy nhiên, có lần Thảo sờ tay vào bát đũa chồng vừa rửa mới tá hỏa vì thấy “nhớt nhớt”. “Điều tra” thì chồng cười bào chữa rằng vì lười nên chỉ rửa bát với nước ấm mà không dùng nước rửa bát.

Còn chuyện rút và gấp quần áo của chồng thì lần nào Thảo cũng “bới” được lỗi. Chẳng hạn có hôm nhờ chồng rút và cất quần áo thì hôm sau, Thảo bới mãi không ra một chiếc tất. Lục tung tủ không thấy, Thảo ra chỗ phơi quần áo tìm thì thấy một chiếc tất của mình nằm ở dưới chân cây phơi quần áo mà chồng đểnh đoảng làm rơi.
Chuyện này không chỉ lặp lại một lần mà không ít lần Thảo phải đi tìm một chiếc tất, một chiếc găng tay, một chiếc dây áo lót bị tuột… lúc thì rơi đâu đó, khi thì lẫn vào đám đồ của con… khiến Thảo mệt nhoài.

Từ đấy, Thảo chẳng dám giao cho chồng việc gì hoặc thấy chồng chủ động làm gì là cô kêu lên: “Thôi, anh cứ để đó cho em nhờ”.

Muốn mĩ màn thì phải tự thân

Vô số chị em than chồng mình lười nhác mà không biết nguyên nhân có thể do chính người vợ. Có người coi việc chiều chồng là vô điều kiện, là hạnh phúc của người làm vợ nên tối ngày làm lụng. Cho đến khi anh chồng lười thủa nào giờ trở nên vô tâm, ích kỷ thì lại quay sang than trách chồng rồi càu nhàu, ca cẩm muốn thay đổi chồng.
Vì quen được sướng nên anh chồng rất khó để chăm chỉ theo ý vợ. Thế là dẫn tới xung đột, vợ trách chồng lười biếng, chồng trách vợ lắm điều… mà không biết mâu thuẫn này có thể ngăn chặn ngay từ đầu bằng cách giao việc nhà cho chồng.

Một số chị em biến chồng thành lười vì quá kỹ tính, cái gì cũng muốn gọn gẽ, sạch sẽ theo ý mình rồi “dạy chồng như dạy con”… thậm chí là làm thay luôn cho chồng.

Cuối cùng, lại tự dẫn mình vào vòng luẩn quẩn, lúc chồng muốn làm thì bảo khỏi, tự làm được, đến khi muốn nhờ cũng chẳng được vì chồng sẽ ỳ ra do quen thế. Nếu không quán triệt ngay từ đầu thì việc đào tạo chồng lười ở quãng nửa chừng là rất khó khăn. Chưa kể, vợ càng kỹ tính, xét nét chỉ bảo hoặc lớn tiếng chê bai thì chồng càng… lười. Vì thế, một khi đã giao việc cho chồng thì phải chấp nhận kết quả có thể không được như ý. Khi đó, người vợ cũng phải học cách góp ý sao cho chồng thấy… phục, thấy vui để lần sau còn có hứng làm tiếp. Nếu chỉ trích thì người chồng sẽ tự ái hoặc tỏ ý chống đối, không muốn làm nữa, bởi ai cũng vậy bị chê bai liên tục thì đâu còn tâm trạng mà làm việc gì.

Tốt nhất, khi giao việc gì cho chồng thì người vợ nên để cho chồng được thoải mái. Nếu chồng làm chưa được hoàn hảo thì cũng nên cảm ơn vì dù sao người chồng cũng đã giúp vợ làm được ít việc, phần của người vợ là bổ sung thêm để việc đó hoàn hảo hơn mà thôi.
Theo Ngọc Bình
Mẹ&Bé

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.