ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Thanh Thanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vợ chồng hòa… tan!
Monday, July 2, 2012 13:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người vợ ấm ức kể chuyện chồng tự động thay hết bàn, tủ trong nhà mà không nói với vợ một tiếng.

Chị trách chồng lợi dụng lúc mình vắng nhà (về quê dự đám cưới) để “tự tung tự tác”. Người chồng thì thản nhiên: “Không có hay có cô ở nhà cũng vậy. Nhà tôi, tôi có quyền, chả việc gì phải hỏi ai. Mà tôi có làm gì sai đâu? Trước đây cô toàn im re, chiều theo, giờ bày đặt ý kiến ý cò!”. Chị bức xúc: “Tại sao anh ấy xem thường vợ như vậy? Có bao giờ anh ấy nghĩ đến cảm giác của vợ mình không?”. Khi chị vừa giận, vừa tủi, chuyên viên chưa thể nói ngay rằng, sự qua mặt, xem thường của chồng cũng có một phần lỗi từ chị.

Ảnh chỉ mang tính minh họa 

Vợ “gật”

May mắn có được người chồng thành đạt, tinh tường mọi lẽ, nhiều cô chuyển từ trạng thái nể phục sang tình nguyện khuất phục, để mặc cho chồng chi phối mọi suy nghĩ, cách sống. Đến một lúc nào đó, họ không còn là mình nữa mà chỉ là một chiếc bóng chập chờn bên chồng. Như trường hợp người vợ ở trên, trước khi yêu, chị đã ngưỡng mộ anh (một kỹ sư giỏi). Chị phục anh ở tầm nhìn, ở tài năng, kinh nghiệm sống và cách xây dựng các mối quan hệ xã hội. Chị nhìn đời bằng lăng kính của chồng và tự hào về đức lang quân tuyệt vời của mình.

Quan niệm của chồng chị là phải kiếm nhiều tiền để hưởng thụ cuộc sống. Chị dần “lây” lối nghĩ đó nên khi cơ quan dời địa điểm xa nhà mình, chị đã xin nghỉ. Anh tìm cho chị một công việc văn phòng nhàn hạ, thu nhập lại cao gấp bốn lần đồng lương công tác xã hội của chị trước đây. Vui vì đổi đời nhưng chị cũng không vượt qua được cảm giác chán chường, gò bó khi phải chôn chân một chỗ tám tiếng đồng hồ mỗi ngày. Từ sâu thẳm, chị vẫn mơ được phát huy hết khả năng của mình trong môi trường tiếp cận cộng đồng, giúp đỡ, chia sẻ với những người phụ nữ lầm lạc và trẻ em đường phố. Họp mặt bạn bè, nhìn trang phục, nghe cách nói, ai cũng bảo “từ ngày có chồng, chị đổi khác quá nhiều, trông cứ sao sao ấy”. Chính chị cũng cảm thấy mình lạ.

Với chồng chị, đã giàu thì phải sang, phải thể hiện đẳng cấp của mình. Phất lên, chồng chị mua ngay xe hơi, chuyển con sang học trường quốc tế, chơi với bạn giàu… Chị cũng tập trang điểm, đi spa, trút bỏ những bộ quần áo quê mùa vốn một thời là nét riêng của chị. Riêng chuyện đổi bộ bàn tủ, anh cũng chỉ vì muốn “sang” nhưng chị phản ứng mạnh là do quý bộ bàn ghế mà ba chị đã tự tay đóng tặng con gái bảy năm trước (giờ ba chị đã mất). Thời gian đầu, làm việc gì, thỉnh thoảng anh vẫn hỏi ý kiến của vợ. Lần nào, chị cũng nhẹ nhàng bảo: “Chồng thông minh có thừa mà còn hỏi vợ làm chi”. Cứ thế, những lần hội ý giảm dần theo thời gian.

Nhiều phen bị lừa tiền vì nhẹ dạ, cả tin nên chị Hồng Lan (buôn bán trái cây ở Quận 4) bị chinh phục bởi cách sống thông minh, rạch ròi dù khá lạnh lùng của chồng. Chồng chị trung thành với suy nghĩ “tôi không phụ ai cũng không để ai phụ mình” nên anh luôn cảnh giác cao đối với những người từng có vết nhơ trong quá khứ. Khi người bạn sang mượn ít tiền để làm vốn bán hủ tiếu, chồng chị đã không cho, còn tỏ thái độ khó chịu, gay gắt. Với anh, người này từng chơi đề, thua độ nên mượn tiền chắc gì làm vốn, nhiều khả năng là lại nướng vào trò đỏ đen. Mủi lòng khi bạn hạ mình năn nỉ nhưng do ảnh hưởng từ chồng, chị Lan cũng nghĩ theo hướng bạn chỉ giả vờ than nghèo kể khổ để moi tiền.

Tin rằng “bản tính khó dời”, trong mắt anh rất ít ai tốt và đáng tin cậy; ai cũng cần tránh xa, hạn chế tiếp xúc cho an toàn, không bị lợi dụng. Thế nhưng, tháng Năm vừa qua, vợ chồng chị đã phát ngượng khi buộc phải nhận sự giúp đỡ từ một người hàng xóm, người mà chính anh đã liệt vào thành phần bất hảo. Con gái của chị bị ngộ độc thực phẩm tại nhà, may nhờ có ông hàng xóm chở đi cấp cứu kịp thời. Ông này đã từ chối thẳng khi được hậu tạ.
Thoát bóng để hòa hợp

Chuyện ảnh hưởng suy nghĩ, quan điểm khi sống chung là không thể tránh khỏi, thậm chí sẽ rất tốt nếu đó là sự cộng hưởng tích cực. Tuy nhiên, nếu bị ảnh hưởng đến mức cực đoan, trở thành sự chi phối, áp đặt một chiều thì gia đình sẽ ngày càng nghiêng lệch.

Phân tích về xu hướng “hòa tan” này, tiến sĩ Vũ Gia Hiền (chuyên viên tư vấn tâm lý, Phó Hiệu trưởng Trường trung cấp Âu Việt, Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng, người chồng sẽ dễ rơi vào thói gia trưởng, độc tài và người vợ dần trở nên nô lệ về mặt tinh thần. Như thế, gia đình sẽ lạc hậu, đi xuống vì thiếu sức mạnh dân chủ. Nếu người vợ “tầm gửi” về mặt vật chất thì vẫn có những cách khéo léo để được tôn trọng hoặc có thể thoát khỏi tình trạng đó nếu tìm được việc làm, có thu nhập; nhưng nếu người vợ “tầm gửi” về mặt tinh thần thì sẽ ngày càng đánh mất bản ngã, thụ động, trầm uất, mất phương hướng.
Lẽ khác, người vợ nghĩ mình ngoan, nghe lời sẽ được chồng yêu nhiều hơn là hay tranh cãi nhưng trên thực tế, người vợ “chiếc bóng” sẽ giết chết sự chia sẻ trong gia đình, kích thích thái độ ứng xử thiếu tử tế nơi người chồng. Hơn nữa, người đàn ông dẫu tài giỏi, hay ho mấy cũng đều có cái sai, cái dại, cần được người bên cạnh uốn nắn, điều chỉnh. Khi đó, nếu người vợ nghĩ theo cách nghĩ của chồng thì có thể nhân đôi tiêu cực.

Chuyên viên tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm lý Trẻ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) nhìn nguy cơ ở góc rộng. Người chồng lúc đầu sẽ vui sướng, hào hứng khi là thần tượng, là thước chuẩn của vợ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, anh ta sẽ ham thích những thứ mới lạ, độc đáo, sinh động. Nói chuyện với vợ chỉ thấy nhạt nhẽo, trống rỗng, không hơn gì độc thoại; trong khi bên ngoài có bao cô gái sắc sảo, nói câu nào cũng thu hút, nghĩ điều gì cũng khiến mình giật mình. Đàn ông vốn thích khám phá, đừng bao giờ cho anh ta cảm giác bạn là khoảnh đất quen thuộc.

Là “ốc mượn hồn” suốt lứa tuổi hai mươi, sang đến tuổi băm, chị Kim Anh (nội trợ ở Q.Thủ Đức) cảm thấy mình không thể sống như thế mãi. Chồng chị lớn tuổi, là một nhà kinh doanh giỏi nên chị giao luôn cho chồng lèo lái cuộc đời mình. Cái áo chồng bảo đẹp, chị cho là đẹp; cách dạy con cái chồng bảo tốt, chị không ngần ngại áp lên con… Ngoảnh nhìn lại mười năm qua, chị gần như chỉ biết mỗi chồng con, không còn giữ mối quan hệ nào khác. Gia đình chị hữu sự, chị cũng chỉ đến như khách vì chồng quan niệm “đã lấy chồng rồi là thành người ngoài”. Sự nghiệp vẽ vời của chị cũng xếp lại vì chồng bảo đàn bà ra ngoài giao du với giới nghệ thuật không sớm thì muộn cũng hư. Chị sung túc đủ đầy nhưng không thoải mái, yêu đời. Chị cảm thấy như luôn mặc một chiếc áo của người khác, khi bó rọ, lúc lượt thượt, vướng víu.

Sau khi chồng không cho phép chị vào bệnh viện chăm sóc mẹ bị biến chứng tiểu đường, chị đã “vùng dậy” – một cuộc “nổi loạn” chưa từng có trong đời người vợ “gọi dạ, bảo vâng”. Chị quyết định làm theo sự mách bảo từ trái tim mình, không chiều theo phương án bỏ tiền ra thuê người nuôi bệnh mà chồng đưa ra. Chị hiểu, mẹ cần có mình bên cạnh trong những tháng ngày ngắn ngủi này. Khi chị bị bệnh, anh cũng thuê người lo chứ ít dành thời gian trực tiếp kề cận.
Chị ngậm ngùi: “Tiếc rằng từ khi về với nhau, tôi lầm tưởng chồng nghĩ gì cũng đúng và cứ xuôi theo chồng thì mọi việc đều êm thắm. Ngờ đâu, càng muộn, bão càng dữ. Nếu được làm lại, ngay từ đầu, tôi sẽ mạnh dạn thể hiện ý kiến, nêu suy nghĩ, cảm giác của mình và thẳng thắn chân thành góp ý với chồng. Nói nhẹ nhàng nhưng thuyết phục thì vợ chồng sẽ bình đẳng, hòa hợp. Như thế, tôi đâu phải tốn mười mấy năm sống gượng mà chồng cũng có nhiều “bài tập” để hoàn thiện mình hơn”.
Theo PNO

(Theo GiadinhNet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.