ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khi bố ‘quản’ cả chuyện làm đẹp của con gái
Sunday, September 9, 2012 9:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hai mươi bảy tuổi, vừa từ tiệm cắt tóc về nhà, Uyên (Âu Cơ, Hà Nội) đã bị bố cho hai cái tát vào mặt. Lí do chỉ vì cô đã tự ý đi cắt mái tóc dài ngang hông lên đến ngang vai.

Dù tuổi không còn nhỏ và đã làm chủ một cửa hàng bán hoa có tiếng ở Nhật Tân, nhưng mọi quyết định, đi đâu, làm gì của Uyên cũng đều phải hỏi ý kiến bố.

“Là con gái thế mà suốt từ nhỏ đến giờ tôi chỉ có độc một kiểu tóc ngang hông, cắt bằng, không kiểu gì cả. Hôm vừa rồi có đứa bạn thân mở tiệm cắt tóc, đến đó thử tay nghề bạn thì về nhà bị ăn tát ngay mà không kịp hiểu vì sao”, Uyên tâm sự. Tát xong bố cô mới chỉ thẳng tay vào mặt con gái mà nói: “Ai cho mày đi cắt tóc, con gái có cái tóc thì phải để dài, mày hỏi ai mà mày đi cắt tóc???”. Uyên cãi lại theo kiểu ấm ức thì chẳng chần chừ ông bố tiếp tục tát vào mặt cô một cái nữa.

Chuyện con gái làm đẹp là điều hết sức bình thường, nhưng với một số cô gái việc đi làm đẹp lại là cơ hội hiếm hoi. Không chỉ Uyên mà Tú Anh (sinh viên năm 3, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội) cũng gặp hoàn cảnh tương tự.

Khi bố ’quản’ cả chuyện làm đẹp của con gái - Tin180.com (Ảnh 1)
Nhiều ông bố thích thể hiện quyền lực ngay cả trong cách ăn mặc của con cái. Ảnh: mindemotionharmony.com.

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống, từ thời còn là học sinh Tú Anh luôn ăn mặc hết sức giản dị. Hôm vừa rồi lớp đại học tổ chức liên hoan nhân ngày thành lập khoa, mấy cô sinh viên làm đẹp cho nhau và kéo cả Tú Anh vào để sơn móng tay màu đỏ mận.

“Biết là thế nào bố nhìn thấy cũng nổi giận nhưng đến khi mải vui, về nhà mình quên không tẩy sơn để bố nhìn thấy. Bố gọi mình ra bàn phòng khách nghiêm mặt, không nói gì và tát ngay cho mình một cái, rồi nói: Bố tát để con nhớ rằng lần sau sơn móng tay thì đừng bước vào cái nhà này!”. Tú Anh chỉ còn biết nói lời xin lỗi và đi lên phòng, bởi từ lâu cái suy nghĩ không được làm cái này, không bao giờ được làm cái kia đã ăn quá sâu vào nhận thức của cô.

Không chỉ để ý chuyện mái tóc, móng tay nhiều ông bố còn giám sát luôn cả chuyện quần áo của con. Trò chuyện với ông Quyết (55 tuổi, Phố Nguyễn Hữu Huân) mới biết các ông bố có quyền lực như thế nào.

“Nhà này có hai gái một trai, nhưng hai con gái nhà tôi tuyệt nhiên không bao giờ có chuyện nhuộm tóc, mua quần áo chỉ cần mặc một lần tôi nói không được mặc nữa là chắc chắn không bao giờ nhìn thấy chúng nó mặc lần thứ hai”, ông kể. Khi được hỏi những bộ quần áo ấy trông thế nào mà lại cấm thì ông Quyết tả lại rất chi tiết: “Áo thì cúc phải ở phía trước, nó lại măc một cái áo cúc ở phía sau. Còn cái quần thì quá ngắn trên đầu gối nên cấm không được mặc”.

Còn Duyên (25 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) kể: “Hôm vừa rồi mình chuẩn bị đám cưới đứa bạn thân, hai đứa hẹn đi mua đồ. Sáng hôm ấy chủ nhật, mình mặc một chiếc quần màu hồng, khi chào bố để đi thì bố gọi giật lại, bắt vào thay cái quần khác ngay, mình không thay thì tối về thể nào cũng cãi nhau nên đành vào chọn một cái quần khác cho đỡ rắc rối”. Dù vậy tối Duyên về nhà thì chuyện về chiếc quần hồng vẫn được nhắc lại kèm theo một lệnh cấm có phần nhẹ nhàng: “Con không nên mặc quần màu sắc như thế”.

Không chỉ là những cô gái còn chung sống với bố mẹ mà cả người đã lập gia đình đôi khi cũng chịu ách “kìm kẹp” này, thường là từ các ông chồng.

“Đôi khi muốn mặc một bộ váy điệu đà một chút cũng không được. Muốn đi cắt kiểu tóc này kia cũng phải được phép của chồng. Nhưng phụ nữ ngại xô xát nên thường đành lòng chiều theo ý chồng, dù vậy trong lòng vẫn không thoải mái bởi đó là những nhu cầu rất thông thường, thực tế và không phải là quá phung phí”, Tâm (25 tuổi) mới lập gia đình ở quận Hoàn Kiếm, chia sẻ.

Nhìn nhận về những trường hợp này bà Trần Thu Hằng, chuyên gia tư vấn tâm lí, Trung tâm tư vấn tâm lí Hà Nội, bày tỏ: Thực tế là luôn có những ông bố thoải mái với con cái và cũng luôn có những ông bố chặt chẽ, khắt khe. Nhưng với con gái, việc những ông bố quyết định cả việc làm đẹp là điều nên hạn chế, bởi đơn giản người đàn ông một khi đã muốn thể hiện quan điểm thì sẽ đi kèm theo đó là cái gọi là quyền lực. Và việc áp chế quan điểm của mình vào người khác và phải thực hiện bằng được việc áp chế đó tương tự với việc ông bố-người đàn ông đó đã đạt đến đỉnh cao của quyền lực, và điều đó làm họ thấy thỏa mãn, tự hào, nhưng lại gây bất bình, dồn nén cho vợ, con.

Còn ông Trần Văn Minh – chuyên viên tư vấn tâm lí trung tâm An Bình đưa ra giải pháp: Với những cô gái gặp vào trường hợp trên thì cách tốt nhất nên bày tỏ quan điểm của mình. Có những thứ truyền thống là rất tốt và gìn giữ truyền thống là một điều nên làm nhưng lấy cái truyền thống ấy để gò con người trong một khuôn khổ, để làm cái bao biện cho việc thể hiện quyền lực, để cấm những cô gái cái quyền làm đẹp thông thường thì là một lỗi lớn của những đấng mày râu.

Đồng Thảo

(Theo VNE )

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.