Theo tin tức hàng ngày của tạp chí National Geographic số ra ngày 15 tháng 8 năm 2012, các nhà thiên văn đã phát hiện ở trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng 5,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ở đây hình thành hơn 740 tinh thể, mà kỷ lục trước đây chỉ là 150 tân tinh/năm. Khi so sánh, hệ ngân hà của chúng ta chỉ cho ra đời 2 tân tinh.
Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ Phượng Hoàng theo hình dung của một nhà nghệ thuật.
Điều khiến các nhà thiên văn học ngờ vực chính là trung tâm cụm tinh hệ này dường như ngủ kỹ sau hàng tỷ năm, rồi bất ngờ sản sinh tân tinh. Do đó các nhà thiên văn đặt tên cho nó là cụm tinh hệ Phượng Hoàng (Phoenix Cluster), ý là Phượng Hoàng niết bàn.
Bởi vì tốc độ này là rất đáng kinh ngạc, không phù hợp với nhận thức trước đó về tinh hệ, nên các nhà thiên văn bắt đầu tỏ thái độ hoài nghi. Tuy nhiên quan trắc từ 10 kính viễn vọng trong vài tháng đã chứng thực sự thật kinh ngạc này.
Trung tâm tinh hệ của cụm tinh hệ thường là chòm sao nguyên sơ nhất, có màu hồng, cho thấy nó đã trải qua thời kỳ lâu dài đản sinh tân tinh.
Tuy nhiên, trung tâm của cụm tinh hệ Phượng Hoàng lại tỏa sáng màu lam lấp lánh, và đây là màu sắc của định tinh mới ra đời. Bởi vậy cụm tinh hệ Phượng Hoàng là một cụm tinh hệ rất đặc biệt.
“Quá trình phát hiện cụm tinh hệ này cũng như ngồi xe đi qua núi vậy, bởi vì mỗi quan sát mới đều khiến chúng ta ngạc nhiên và thú vị”, Michael McDonald, nhà vật lý thiên thể thuộc Học viện MIT cho biết. Nghiên cứu của họ đã được phát biểu trên tạp chí Nature.
Tài liệu tham khảo: http://news.nationalgeographic.com/news/2012/08/120815-galaxy-massive-nature-stars-groups-clusters-space-science-phoenix/
Theo Chanhkien.org