Nửa thế kỷ trước, các thợ lặn đã tìm thấy tàn tích của những tòa nhà nhân tạo phía Nam Yonaguni gần đảo Okinawa – một thềm đất khổng lồ với những góc cạnh giống như những con đường, cầu thang và các công trình xây dựng hình vòm. Một giáo sư địa chất Đại học Tokyo giải thích phần đất được phơi bày ra từ khu vực của đại dương này đã ít nhất một triệu năm tuổi, có thể là từ kỷ băng hà cuối cùng. Các nhà khoa học ngày nay giả định rằng vào một triệu năm về trước, loài người vẫn còn sống trong hang động và săn bắn thú vật trong suốt thời kỳ đồ đá.
Vào năm 1879, một nhà khảo cổ học người Anh là Alan Wace đã phát hiện ra nhiều hình dạng hiện nay của máy bay và một loạt các vật thể bay tương tự trong những bức bích họa đổ nát ở ngôi đền Abydos của Ai Cập, trong những sa mạc cằn cỗi. Một trong những thiết kế trông giống như máy bay trực thăng ngày nay, những mô hình khác giống như tàu ngầm hay tàu vũ trụ, thậm chí một “UFO” được thấy trong những bức hoạ này từ ba ngàn năm trước người của người Ai Cập cổ đại — ít nhất là ba hoặc bốn vật thể bay có hình dáng tương tự như máy bay ngày nay. Máy bay hiện đại phát triển trong thế kỷ XIX, nhưng đã được nhìn thấy trong bức bích họa người Ai Cập cổ đại từ ba ngàn năm trước đây
Vào năm 1972, một nhà máy ở Pháp đã nhập khẩu quặng Uranium Oklo từ nước Cộng Hòa Gabon ở Châu Phi. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, quặng Uranium đó đã được khai thác. Bởi vì hàm lượng Uranium thấp, giống như chất thải từ các lò phản ứng hạt nhân hiện nay của chúng ta, nó đã thu hút nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới tới để nghiên cứu quặng uranium Oklo
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lò phản ứng hạt nhân cổ xưa này đã sản xuất khoảng năm trăm tấn quặng uranium với sản lượng điện (năng lượng) ước tính khoảng một trăm kilowatt. Các lò phản ứng được bảo quản tốt có cấu trúc hợp lý và dường như đã hoạt động năm ngàn năm trước. Những chất thải hạt nhân không nằm rải rác mà được tập trung xung quanh các mỏ quặng. .Những ai có nghiên về cách bố trí của lò phản ứng hạt nhân sẽ thấy rằng, cách bố trí lò phản ứng hạt nhân cổ đại tiên tiến hơn nhiều so với các nhà máy hạt nhân hiện đại của chúng ta.
Các nhà khảo cổ học ở Chile, SA, đào được xương của một người khổng lồ
Sự hạn chế không gian được ghi chép chỉ cho phép chúng ta để cập đến một phần nhỏ của nền văn minh Maya , Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, những câu chuyện về Atlantis, các kim tự tháp và những nền văn minh tiền sử khác
Chu kỳ của những nền văn minh tiền sử cho chúng ta biết rằng sự lặp lại của lịch sử cũng giống như sự chuyển động tuần hoàn của các hành tinh vậy. Con người cũng như các nhà khảo cổ học, bắt đầu hiểu được bản chất chu kỳ của sự phát triển nền văn minh nhân loại, nhận ra giá trị thực sự của các truyền thuyết cổ đại, đặc biệt là câu chuyện của tổ tiên mình. Tiếp theo đó, các phân tích khảo cổ học đã thừa nhận tính đúng đắn của những câu chuyện cổ xưa
Hậu duệ của những nền văn minh cổ đại có đức tin vào Thần và tin vào luật nhân quả, họ có chuẩn mực đạo đức cao. Họ biết về luật luân hồi của những nền văn minh từ các truyền thuyết trên khắp thế giới trước cả khi Kinh Thánh ra đời. Một ví dụ tương tự là câu chuyện về Đại Hồng Thủy và những thiên tai khác đã hủy diệt nhiều nền văn minh. Lý do của sự hủy diệt các nền văn minh đều giống nhau – Sự suy đồi của đạo đức con người.
Những truyền thuyết cổ xưa dạy chúng ta biết loài người đã trở nên bại hoại, và họ đang tiến đến hủy diệt như thế nào. Một số ít người sống sót đã cảnh báo các thế hệ tương lai. Nhưng con người ngày nay lại coi những lời cảnh báo đó như những câu chuyện cổ tích.
Nhiều nền văn minh rực rỡ đã biến mất; tất cả chúng ta có thể thấy chỉ có vài tàn tích còn xót lại. Plato nói: “Nền văn minh Atlantis đã bị chôn vùi dưới đáy biển”. Đối mặt một cách dũng cảm với lịch sử của nhân loại giúp chúng ta có thể nhận ra lý do tại sao những con người thông thái của thời kỳ đó lại xây dựng nên “những tượng đài” không thể phá hủy được.
Theo secretchina
(theo tindachieu)