Giống với trái đất, hành tinh vừa được phát hiện quay quanh mặt trời của riêng nó trong khu vực gọi là Goldilocks, với một khoảng cách vừa phải. Nhiệt độ trên bề mặt hành tinh vừa được phát hiện không quá nóng nhưng cũng không quá lạnh, đảm bảo cho sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
Siêu Trái đất HD 40.307-g quanh quanh ngôi sao lùn HD 40.307. |
Siêu trái đất được ký hiệu HD 40.307-g là một trong 3 hành tinh mới được phát hiện quay quanh ngôi sao lùn HD 40.307, đưa tổng cộng số hành tinh quanh quanh ngôi sao giống với mặt trời của chúng ta lên tới con số 6. (Sao lùn là nơi ngôi sao diễn ra các phản ứng nhiệt hạch trong lõi, có khả năng tỏa ra nhiệt độ và ánh sáng. Tiêu biểu nhất trong các sao lùn là mặt trời của chúng ta).
Nằm trong khu vực được gọi là vùng sống, HD 40.307-g hoàn toàn có thể tồn tại dưới dạng lỏng, điều kiện tiên quyết cho sự sống. Trong khi đó, siêu trái đất vừa được phát hiện có trọng lượng gấp 7 lần địa cầu, đủ sức nặng để sở hữu tầng khí quyển của riêng mình. Ngoài ra, HD 40.307-g nằm cách mặt trời ở khoảng cách đủ xa để nó vẫn có thể tự quay quanh mình, tạo ra một hành tinh có cả ngày lẫn đêm.
Thậm chí, các nhà thiên văn học còn cho rằng, quỹ đạo ổn định của HD 40.307-g cho phép nó sở hữu khí hậu lý tưởng, cùng với kiểu thời tiết hiền hòa, đủ khả năng hỗ trợ tồn tại của sự sống. Ngoài ra, lượng năng lượng mà nó nhận được từ mặt trời HD 40.307 tương tự như những gì mà trái đất nhận được từ mặt trời nên khả năng tồn tại sự sống lại càng trở nên có thể.
Nếu nghiên cứu mới này được xác nhận, HD 40.307-g sẽ là ngôi sao có điều kiện tồn tại sự sống gần trái đất nhất. Trước đó, hành tinh gần nhất mà con người tin rằng đủ điều kiện để tồn tại sự sống là Kepler 22-b, nằm cách chúng ta 600 năm ánh sáng.
Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 800 hành tinh đã được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, kể từ khi hành tinh đầu tiên được phát hiện vào đầu những năm 90. Tuy nhiên, chỉ số ít trong đó được liệt kê vào vùng sống, nơi đủ điều kiện để tồn tại sự sống giống với địa cầu.
Hồng Duy
Theo Infonet