ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người ngoài hành tinh trong Avatar có thực?
Thursday, January 17, 2013 12:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ý tưởng về sự sống trên Mặt trăng của một hành tinh lạ trong bộ phim Avatar đang được các nhà khoa học đồng tình, cổ súy.
Trong phim Avatar, đạo diễn James Cameron đã tiên đoán trước về một cuộc sống trên Mặt trăng lạ. Hiện giờ, các nhà khoa học tin rằng viễn cảnh đó có thể có thật.

Trong phim, người Navi của hành tinh Pandora, Mặt trăng của 1 hành tinh nằm trong quỹ đạo của Mặt trời, khá đặc biệt: da họ màu xanh, tầm vóc cao lớn và họ sống chan hòa với thiên nhiên.

Đây là một ý tưởng có vẻ khá xa lạ với loài người bởi ai cũng hiểu rằng Mặt trăng của chúng ta là một hành tinh cằn cỗi và không có không khí.

Tuy nhiên, ý tưởng của James Cameron dường như được ủng hộ khi các nhà khoa học tìm thấy sự sống trên một số hành tinh và Mặt trăng của chúng. Công trình nghiên cứu này của nhà khoa học Rene Heller thuộc Viện vật lý học thiên thể Leibniz, Đức và Rory Barner của đại học Washington và Viện sinh vật học vũ trụ NASA, sẽ được đăng tải trong số tháng 1 của tạp chí Sinh vật học vũ trụ.


Người ngoài hành tinh trong Avatar có thực? - Tin180.com (Ảnh 1)

Liệu có “người Navi” nào khác đang sinh sống ở những Mặt trăng của hành tinh ngoài hệ Mặt trời?

Theo như tác giả, hơn 850 các hành tinh ngoài hệ Mặt trời – những hành tinh quay quanh các ngôi sao, đã được phát hiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn những hành tinh này đều lạnh, cằn cỗi, giống như sao Mộc và sao Thổ trong hệ Mặt trời. Chỉ có một vài hành tinh trong số đó có bề Mặt cứng và số ít hơn quay quanh Mặt trời trong khu vực Goldilocks, khu vực không gian quan 1 ngôi sao, có thể có nước trên bề Mặt và có khả năng sinh sống được.

Vì sao Mặt trăng của những hành tinh không thể sống được lại có thể có sự sống? Câu trả lời là luồng nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát tác động lên bề Mặt của hành tinh mẹ. Trọng lực của hành tinh này đã làm biến dạng lớp vỏ đá của Mặt trăng và làm nó nóng lên. Nếu hành tinh càng gần Mặt trăng, hành tinh mẹ càng lớn thì luồng nhiệt sinh ra càng nhiều. Ở một khoảng cách thích hợp, lượng nhiệt sinh ra có thể khiến Mặt trăng bị thay đổi quỹ đạo, hình thành nên khu vực sống của Mặt trăng.

Trước khi tàu vũ trụ hành trình của NASA được đưa lên quỹ đạo vào những năm 1970, người ta cho rằng những hành tinh và Mặt trăng nằm ngoài hệ Mặt trời sẽ rất lạnh lẽo và chết chóc vì quỹ đạo của chúng cách Mặt trời rất xa. Nhưng những phát hiện sau này của các nhà khoa học thì lại cho thấy có rất nhiều Mặt trăng hoạt động rất mạnh và có thể có sự sống, chẳng hạn sao Europa-1 trong những Mặt trăng chính của sao Mộc, có thể có một đại dương lớn ở dưới bề mặt và nước ở đây khá ấm do được sưởi ấm bởi năng lượng sinh ra trong quá trình ma sát giữa hành tinh này và sao Mộc.

Từ năm 2012, kính thiên văn khổng lồ Kepler đã bắt đầu hành trình đi tìm Mặt trăng có kích thước gần bằng sao Hỏa hoặc Trái đất, nằm ngoài hệ Mặt trời, có khả năng có sự sống. Biết đâu trong tương lai gần, chúng ta có thể tìm ra được một Mặt trăng có thể có sự sống hoặc thậm chí tồn tại cả những sinh vật to lớn, tuyệt đẹp như trong siêu phẩm Avatar!

Theo Kienthuc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.