Theo đó, một nhóm các nhà thiên văn tại Trung Tâm Nghiên cứu Thiên văn Quốc tế (ICRAR) đăng tải hình ảnh đáng kinh ngạc về những khoảnh khắc cuối cùng của ngôi sao được đặt tên Supernova 1987A. Hình ảnh đầu tiên về ngôi sao này do kính thiên văn Hubble chụp năm 1987 cho thấy, hiện tượng khí thoát ra khỏi bề mặt Supernova 1987A với tốc độ cực nhanh.
Hình ảnh, màu sắc chuẩn xác nhất của Supernova 1987A được quan sát bởi 3 kính thiên văn vô tuyến điện khác nhau.
Tuy nhiên, hình ảnh mà các nhà thiên văn Australia và Hong Kong mới công bố cho thấy một cái nhìn hoàn toàn khác về hiện tượng được gọi là siêu tân tinh xung quanh Supernova 1987A. Theo đó, ảnh chụp do Kính thiên văn vô tuyến điện khổng lồ ATCA ghi lại cho thấy những màu sắc tuyệt đẹp xung quanh ngôi sao chết.
Hình ảnh Supernova 1987A do ATCA chụp lại.
Khi một ngôi sao “lìa đời”, những lớp vật chất bên ngoài của chúng dần bị bốc hơi, để lại phần lõi nóng được gọi là sao lùn trắng hoặc phát nổ tạo thành hố đen tùy thuộc vào khối lượng ngôi sao. Do Supernova 1987A là một ngôi sao khổng lồ, cái chết của nó có thể tạo thành hố đen bởi năng lượng cực lớn được tạo ra.
Hình ảnh Supernova 1987A do kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp lại năm 2011.
Vụ nổ khiến vật chất trên lớp vỏ của sao bị bắn vào khoảng không xung quanh vị trí ngôi sao, trở thành những tàn tích siêu tân tinh. Trước đây, tàn tích siêu tân tinh đã được quan sát bằng kính thiên văn nhưng hệ thống kính thiên văn vô tuyến điện cho thấy cái nhìn khá khác về hiện tượng thiên văn độc đáo này.
Hình ảnh khác về Supernova 1987A do Hubble chụp trước đó.
Không những thu hút sự chú ý trong quá khứ và hiện tại, “cái chết” của Supernova 1987A sẽ tiếp tục là trọng tâm nghiên cứu của các chuyên gia thiên văn hàng đầu thế giới trong 25 năm tới. Không chỉ là hiện tượng độc đáo, sự ra đi của Supernova 1987A còn cung cấp cho nhân loại những kiến thức mới về một trong những sự kiện cực đoan nhất vũ trụ.
Theo Infonet