“Hố đen dường như đang nuốt chửng luồng khí”, theo nhà khoa học Paul Goldsmith thuộc Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (đặt tại Pasadena, California) của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), “Điều này chỉ cho chúng ta thấy cách thức siêu hố đen phát triển”.
Hình mô tả dải Ngân hà và trung tâm của nó với những đám mây khí bụi ken chặt, cọ sát mạnh trong lúc bị hút vào siêu hố đen, tạo nên một nhiệt độ cực cao – Ảnh: NASA
Paul Goldsmith cũng là người tham gia trong Kính thiên văn không gian Herschel, một dự án thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mà NASA là đối tác quan trọng trong dự án.
Theo NASA, hố đen ở trung tâm dải Ngân hà có khối lượng gấp bốn triệu lần khối lượng mặt trời và nằm cách hệ mặt trời của chúng ta khoảng 26.000 năm ánh sáng.
Điều tạo nên ngạc nhiên lớn nhất trong phát hiện của Herschel là nhiệt độ của luồng khí ở khu trung tâm của dải Ngân hà cực cao, lên đến ít nhất 1.000 độ C, nóng hơn rất nhiều so với những luồng khí cùng loại ở giữa các ngôi sao là âm 273 độ C.
Theo các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực thì nhiệt độ cực cao trên có thể được tạo ra bởi “những cú sốc mạnh”, khi các đám mây khí có sự va chạm và cọ sát vào nhau trong quá trình bị hút chảy mạnh vào hố đen.
Theo Thanhnien