Ăn nhiều mà vẫn không tăng cân, ăn nhiều mà không mập lên, mặc dù đã áp dụng đủ mọi cách,… Bị gầy ốm mãn tính, nguyên nhân là vì sao?
Gầy ốm khó tăng cân cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Người gầy ốm bị nhiều người “ghen tị” vì ăn thoải mái mà không tăng cân, ăn thoải mái mà vẫn có vóc dáng “chuẩn” (sở hữu thân hình cân đối là mơ ước của các bạn nữ). Song, nhiều người quá gầy cũng gặp khó khăn do bị chê thiếu sức khỏe, thiếu sức sống, chính vì thế càng ngày họ càng mặc cảm với thân hình của họ, điều này ít nhiều đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Để có một sức khỏe toàn diện, một cơ thể khỏe mạnh phải đảm bảo ba yếu tố sau đều tốt:
- Yếu tố di truyền (chiếm khoảng 40%)
- Yếu tố dinh dưỡng (chiếm khoảng 30%): đặc biệt trong giai đoạn 2 năm đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì, nếu cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong 2 giai đoạn này thì cơ thể sẽ phát triển tốt nhất. Ngoài ra hằng ngày cần phải ăn đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển tối ưu.
- Yếu tố môi trường sống và luyện tập (chiếm khoảng 30% còn lại): môi trường sống trong sạch, không bị ô nhiễm bởi nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi,… Chế độ sống lành mạnh, không thuốc lá, không rượu bia, siêng năng tập thể thao,…
Một khi ba yếu tố trên đều tốt thì cơ thể sẽ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ăn nhiều mà vẫn không mập lên, ăn nhiều mà vẫn không tăng cân. Trong đó có hai nguyên nhân chính sau:
Ăn nhiều không tăng cân do mắc bệnh chuyển hóa hoặc bệnh ở đường tiêu hóa
Trước hết những người ăn nhiều mà không tăng cân, không mập nên đi khám sức khỏe tổng quát để loại trừ một số nguyên nhân bệnh lý cản trở việc tăng cân bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày tá tràng, kém hấp thu, bệnh nhân bị ung thư, bệnh ở tuyến giáp như bướu cổ, cường giáp,…
Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường thường có các triệu chứng như ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều. Bệnh ở tuyến giáp thường có triệu chứng như mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh. Bệnh ở đường tiêu hóa thường gây đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày,… Tất cả các bệnh lý này đều được chẩn đoán dễ dàng qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Tuy nhiên phần lớn những người gầy ốm đều không tìm ra nguyên nhân mặc dù đã khám tổng quát và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng mặc dù họ vẫn ăn uống đầy đủ, mọi sinh hoạt đều bình thường và khỏe mạnh. Vậy thì tại sao? Đa số các đối tượng này đều gầy ốm từ nhỏ, ăn uống ít, ăn nhiều mà vẫn không mập, không tăng cân hoặc có những giai đoạn tăng cân nhưng rồi lại trở về cân năng ban đầu như sau khi bồi dưỡng, mang thai hoặc cho con bú… Các trường hợp này có thể do cơ thể kháng lại việc tăng cân.
Ăn nhiều không tăng cân do cơ thể kháng lại việc tăng cân?
Phần này đề cập đến yếu tố di truyền, tức những người gầy ăn nhiều mà không tăng cân, không mập lên do yếu tố di truyền.
Qua các nghiên cứu về cân bằng năng lượng, các nhà khoa học chỉ ra rằng mỗi người sẽ được yếu tố di truyền quyết định một mức cân nặng nào đó được gọi là mức cân nặng tự nhiên. Yếu tố di truyền quyết định, tác động đến các yếu tố nội tiết tố, chuyển hóa cơ bản, khẩu vị… và cuối cùng là duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực làm tăng cân hay giảm cân của bản thân.
Gen chống tăng cân điều phối cơ thể tiết nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn, từ đó tăng đốt năng lượng chống tích tụ mỡ. Tuy nhiên, lượng nội tiết tố tăng trưởng này giảm dần theo độ tuổi. Đến thời điểm này các biến thể trên gen FTO (fat gene hay happy gene) – một gen được chứng minh có vai trò trong điều hòa lượng mỡ và cân nặng của cơ thể (quyết định cân nặng ở từng cá thể). Yếu tố di truyền sẽ điều hòa khẩu vị của đối tượng, nói cách khác ở cơ thể những người này có một cơ chế tự nhiên báo cho họ khi họ ăn một lượng thực phẩm nhất định thì họ sẽ có cảm giác no, giúp họ không bao giờ ăn vượt quá giới hạn để dẫn đến việc tăng cân và mập lên hay béo phì.
Bên cạnh đó còn có cơ chế điều hòa chuyển hóa cơ bản. Mức chuyển hóa cơ bản là mức năng lượng cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống ở mỗi người. Ở những người gầy do di truyền, nếu họ tăng năng lượng ăn vào một cách cố tình (cố gắng ăn nhiều, uống thêm sữa để mập hơn) thì cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng mức chuyển hóa cơ bản (có khi lên đến 30%) để đốt cháy bớt năng lượng đưa vào và kháng lại với việc tăng cân.
Cơ chế cuối cùng là thông qua nội tiết tố tăng trưởng. Gen chống tăng cân sẽ làm cơ thể tiết nhiều nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn, từ đó tăng đốt năng lượng chống tích tụ mỡ. Tuy nhiên, lượng nội tiết tố tăng trưởng này giảm dần theo tuổi và khi lớn tuổi nhiều người gầy có tăng cân thêm một tí do giảm bớt lượng nội tiết tố tăng trưởng.
Tóm lại, nếu một người ăn nhiều mà vẫn không mập hoặc ăn nhiều mà không tăn cân thì nên đi khám tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý. Song song với nó, hãy nghĩ tới yếu tố môi trường sống để có một tinh thần lạc quan, thường xuyên vận động lành mạnh, điều độ và sau cùng là yếu tố dinh dưỡng, chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng một cách cân bằng và tốt nhất. Một trong những thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên có thành phần dinh dưỡng cân đối nhất là tảo Spirulina, nếu muốn tăng cân bằng việc bù đắp dinh dưỡng và loại bỏ các yếu tố nguy hại từ môi trường sống như stress, ô nhiễm,… thì có thể dùng thêm tảo tảo mặt trời Spirulina tự nhiên. Tảo Spirulina được tổ chức y tế thế giới công nhận là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho mọi người.
Nguồn tham khảo: Ths. BS. Trần Quốc Cường – Trung tâm dinh dưỡng TPHCM
Đại lý tảo mặt trời Spirulina – Hotline: 0918-250-254
Filed under: Sức khỏe
2013-08-15 12:52:03
Nguồn: http://taospirulina.wordpress.com/2013/07/20/an-nhieu-ma-khong-tang-can-phai-lam-sao/