ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bản tin 216/1312 – Ngày 4/8/13
Monday, August 5, 2013 10:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Logo ban tin

Hng Bui Van Viet“CHIA TAY MÙA HÈ”
ĐƯỢC VÀO VÒNG BÁN KẾT

Tin nhạc SBTN hấp dẫn sôi nổi cho trường Hồ ngọc Cẩn chung các khóa : Bài nhạc “Chia tay mùa hè” được sáng tác bởi Hồ Hoàng Hạ là Lê Hữu Ân là CHS trường Hồ Ngọc Cẩn khóa 6067. Theo tin bạn Ân cho biết, bài nhạc CTMH đã được SBTN chọn vào vòng bán kết gồm 20 bài và bài nhạc này còn có thể thắng và vào vòng chung kết sau cùng với 10 bài, có chương trình trình chiếu SBTN, có Ban Giám khảo, MC điều khiển, văn nghệ trình diễn và dĩ nhiên những ca sĩ sẽ trình bày những bài hát hay được chọn trong vòng bán kết và chung kết.

Bài CTMH sẽ được vào vòng bán kết. Theo nhận định và triển vọng thì khi được vào vòng bán kết, bài CTMH sẽ nổi bật lên với một đề tài đặc biệt là tình bạn bè, nỗi buồn chia tay trong bài “Chia Tay mùa hè” và có nhiều triển vọng được sự ủng hộ nhiều của người xem và của nhóm bạn học CHS trường HNC cùng xem, nghe và ủng hộ. HNg Le Huu An 3Những bài nhạc tranh nhau sẽ trở thành sôi nổi, gay cấn, hấp dẫn giới thưởng ngoạn với những bài nhạc có những chủ đề hay khác nhau này.

Vậy chúng ta sẽ chờ đợi xem khi bài CTNH vào vòng bán kết tranh cùng 20 bài khác. Chắc chắn sẽ rất hấp dẫn sôi nổi tin tức trong những trang mạng HNC trong những ngày bài CTMH sẽ thi vào vòng trong. Hãy chờ xem nhưng khoảng tháng 11 mới sẽ tiếp tục với vòng bán kết. Và chuẩn bị bầu phiếu trong facebook ngày đó ủng hộ cho bài CTNH Hồ Ngọc Cẩn thì sẽ rất vui. Thu lò heo và Phú Lê hấp dẫn dạo đầu có bạn bè ủng hộ nhanh chóng lần rồi làm thành công, nhớ tiếp tục nhé.

Và sau đó tất cả các bạn khác ủng hộ là Hạnh, Hà, Thân Bình, Ng Việt và những bạn ủng hộ, Hoa Xã Trưởng, Nha, Đỗ Quang Khanh có kêu gọi bằng hưữ ủng hộ, Thi, Lập, Thu cao, Phú Trịnh, Vũ Thị Hông Loan, Trần Tuấn Long, v.v. và nhiều bạn khác trong những nhóm bạn của Phú Lê, Khanh Đỗ, những CHS HNC những khoá khác và bạn bè khác HNC hay tin cũng đã bầu phiếu, Tr ban be 3dù không có báo tin, làm vòng rồi sôi nổi hẳn lên với bài CTMH được thành công với số phiếu cao nhất là 98 phiếu, hơn hẳn bài Tình Mơ về nhì.

Trong thời gian này, những bài thi trong số 40 bài vẫn tiếp tục. SBTN sẽ công bố những bài vào vòng bán kết (trong đó có CTMH) và ngày vào vòng bán kết. Chúng ta sẽ chờ đợi tin tức của SBTN. Chúc các bạn HNC vui khỏe, nghe những bài nhạc hay của SBTN tiếp tục trong facebook theo đường dẫn sau. Chúc nhạc sĩ Lê Hữu Ân Hồ Hoàng Hạ vui khỏe, chuẩn bị tinh thần vào thi những vòng sau. Chúc bài CTMH thành công vì không những cho riêng bạn Ân mà còn là nổi tiếng và vui cho trường HNC mình. Thân,

Việt B

https://www.facebook.com/SBTNOfficial?sk=app_162850930432266&app_data=id%3A14109

Logo do day

7 Phau thuat 1
PHẪU THUẬT HƠN
30 LẦN
ĐỂ THÀNH DÂN TÂY

Một cô gái người Nhật Bản đã tiêu tốn 30 triệu Yên Nhật (hơn 6 tỷ 4 tiền Việt) để trải qua hơn 30 lần phẫu thuật, nhằm biến thành thiếu nữ phương Tây.

Theo lời kể, cô thường xuyên bị bạn bè chê cười bởi nhan sắc quá thông thường của mình. Biết được điều đó, cha cô không những không động viên con gái, ngược lại còn nói với cô : “Sinh ra xấu xí thì phải biết cam chịu”.

7 Phau thuat 2

Điều đó đã tạo nên động lực không nhỏ để cô trải qua đau đớn, hoá thân thành cô gái phương Tây điển hình, với nước da trắng như sứ, đôi mắt xanh, chiếc mũi thanh tú, khuôn ngực đầy đặn và giống hệt những cô búp bê.

LVD Lan HuongCẶP ĐÔI KHỎA THÂN…
NHẢY CẦU TỰ TỬ

Sự việc xảy ra vào buổi sáng tại đường Hoàn Thị Tây, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Một đôi tình nhân trên dưới 20 tuổi đã khoả thân ôm nhau trong cảnh đang sex, trên đoạn cầu vượt cao tốc, “nhăm nhe” nhảy cầu tự tử.

Không chỉ thu hút sự chú ý của hàng loạt người qua lại khu vực trên và dưới cầu vượt, đôi tình nhân kì lạ này còn “tiêu phí” không ít công sức của lực lượng công an thành phố để giải toả các phương tiện giao thông phía dưới chân cầu và can ngăn, thuyết phục họ, tuy nhiên nỗ lực không thành… (theo MQ – TamDiem)

7 Tu tu

Lan Hương post

7 Ve binh 1AVỆ BINH CỦA GIÁO HOÀNG,
HỌ LÀ AI ?

Đội Vệ binh Thụy Sĩ của Giáo Hoàng ra đời từ khi nào ? Họ là ai ? Tại sao Tòa thánh Vatican lại sử dụng vệ binh Thụy Sĩ ?

Vatican hồi tuần trước vừa tuyển thêm 35 lính mới cho Đội Vệ binh Thụy Sĩ, một nghi lễ thường niên của Tòa Thánh, trang Business Insider (Mỹ) cho hay. Được huấn luyện tại Thụy Sĩ, các cận vệ của Giáo hoàng, mặc dù mặc trang phục chính thức là giáp trụ, lại tinh thông các loại vũ khí cá nhân hiện đại và lão luyện trong công tác chống khủng bố. Hiện Tòa thánh Vatican được bảo vệ bởi khoảng từ 150 đến 200 vệ binh Thụy Sĩ.

Dưới đây sẽ hé lộ phần nào lịch sử và hiện tại của “đội quân đánh thuê” này:

Vệ binh Thụy Sĩ được thành lập vào khoảng giữa những năm 1.400 tại các ngôi làng nằm ở vùng trung tâm của dãy núi Alps, lúc đó đang bị nạn nghèo đói hoành hành và người dân nơi đây đang rất cần việc làm.

7 Ve binh 1BCác ngôi làng này tập hợp được 15.000 thanh niên trai tráng, huấn luyện họ thành các chiến binh, rồi đem cho thuê đội quân này. Nhiều người chấp nhận đi đánh thuê vào mùa đông, còn mùa hè thì làm công việc đồng áng. Vatican thường xuyên thuê đội quân đánh thuê Thụy Sĩ này cho nhiều vụ đụng độ khác nhau vào cuối những năm 1.400.

Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, vệ binh Thụy Sĩ được nhìn thấy tại các phiên tòa và lâu đài trên khắp châu Âu. Vào năm 1503, Giáo hoàng đã chính thức yêu cầu thuê 200 vệ binh Thụy Sĩ. Trận đánh lớn đầu tiên của họ dưới danh nghĩa là cận vệ của Giáo hoàng diễn ra vào năm 1.527. Khi đó, 138 vệ binh Thụy Sĩ chiến đấu cho đến người cuối cùng để bảo vệ Giáo hoàng Clement VII khi Tòa thánh tại Rome lúc bấy giờ đang bị đánh phá.

Một âm mưu ám sát Giáo hoàng bất thành xảy ra vào thập niên 1.980 khiến Vatican quyết định tăng cường luyện binh cho Đội Vệ binh Thụy Sĩ.

7 Ve binh 2

Trước khi gia nhập Đội Vệ binh Thụy Sĩ, các chiến binh đều đã vượt qua một đợt huấn luyện quân sự theo tiêu chuẩn Thụy Sĩ. Tân binh sẽ phải học cách hành quân kiểu Ý, cũng như các kỹ năng chống bạo động. Thành viên Đội Vệ binh Thụy Sĩ bắt buộc phải là công dân Thụy Sĩ, không có tiền án tiền sự, độc thân và có chiều cao ít nhất là 1,8 mét.

Đội Vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo hoàng là một đội quân đánh thuê được thành lập từ năm thế kỷ trước và là những chiến binh tham gia vào “các trận chiến ngắn ngủi nhưng đầy vinh quang và sau đó hồi hương với tiền công và chiến lợi phẩm”, theo Vatican.

7 Ve binh 3

Một số hình ảnh về Đội Vệ Binh Thụy Sĩ :

1/- Giáp trụ của Vệ binh Thụy Sĩ được rèn theo kiểu của thế kỷ 15. 2/- Trang phục và áo giáp của Vệ binh Thụy Sĩ được làm vào những năm đầu thế kỷ 20, lấy cảm hứng từ các bức tranh của hai thiên tài hội họa Ý là Michelangelo và Rafaello. ls-mai-tr-tin-33/- Cơ cấu Đội Vệ binh Thụy Sĩ bao gồm một ban chỉ huy khoảng 35 người và gần 100 chiến binh cầm kích.

4/- Vệ binh Thụy Sĩ tại Vatican hoạt động như một lực lượng đặc nhiệm thầm lặng, theo đánh giá của Business Insider. 5/- Họ được huấn luyện sao cho phù hợp với phong cách cung đình tại Vatican. 6/- Nếu gặp tình huống xấu, các vệ binh Thụy Sĩ sẽ bảo vệ Giáo hoàng bằng mọi giá. (theo Hoàng Uy – Reuters)

Mai Trung Tín post

Logo tim hieu

7 An vang 111 CHIẾC ẤN RỒNG VÀNG
CỦA TRIỀU NGUYỄN

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý. Tại chái đông điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) vào ngày 18/5/2013 đã diễn ra triển lãm “Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính”.

Những chiếc ấn quý y như thật dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân đã cho người xem nhiều bất ngờ.

Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc quý (gọi là ngọc tỷ). Dưới thời Nguyễn (1802-1945), thời Gia Long (1802-1820) có 12 chiếc, thời Minh Mạng (1820-1840) có đến 15 chiếc; thời Thiệu Trị (1841-1847) có 10 chiếc; thời Tự Đức (1848-1883) cũng có 15 chiếc, thời Kiến Phúc (1884) và Hàm Nghi (1885) đều chỉ có 1 chiếc; thời Đồng Khánh (1885-1888) có 5 chiếc; thời Thành Thái (1889-1907) có 10 chiếc; thời Khải Định (1916-1924) có 12 chiếc; và thời Bảo Đại (1925-1945) có 8 chiếc.

Về cấu trúc và kiểu dáng, các bảo tỷ nói chung bao gồm 2 phần : thân ấn và quai ấn. Biểu tượng chủ yếu trên ấn là con rồng, chân có năm móng. Trong văn hoá phương Đông, đây là linh vật tượng trưng cho nhà vua, sự chính thống của ngôi vị và quyền lực.

7 An vang 2Kim bảo, ngọc tỷ là những báu vật của quốc gia. Điều đáng tiếc là một số chiếc ấn có tính biểu tượng như chiếc ấn Hoàng đế chi bảo đã thất tán tại Cộng hòa Pháp, một số chiếc đã bị đánh cắp và tiêu hủy như chiếc ấn Nam Phương Hoàng hậu chi bảo. Nhưng hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vẫn còn giữ được 85 chiếc ấn bằng vàng, bằng ngọc, bằng bạc của triều Nguyễn.

Nhằm góp phần giúp du khách đến tham quan cố đô Huế ngày nay có cơ hội hình dung về một loại cổ vật đặc biệt, gắn liền với quá trình điều hành và quản lý nhà nước thời quân chủ, nghệ nhân Trần Độ từ làng gốm Bát Tràng đã bỏ công sức làm 11 phiên bản của từ các tiêu bản lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đó là 11 chiếc ấn làm bằng gốm, thếp vàng với tỷ lệ 1/1 y như thật.

H1: Ấn Sắc mệnh chi bảo bằng vàng, nặng ~ 8,3 kg, đúc vào niên hiệu Minh Mạng thứ tám (1827). Sau khi đúc, ấn Sắc mệnh chi bảo được đóng vào các văn bản ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân.

H2: Chiếc ấn thuộc dạng lớn nhất với con rồng rất tinh xảo và bệ vệ. Quai rồng cuộn ngồi xổm, 7 An vang 3đẩu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, chân 5 móng

H3: Ấn Văn lý mật sát bằng vàng 8 tuổi (nặng 6 lạng 9 phân), đúc vào niên hiệu Đồng Khánh nguyên niên (1886). Ấn này dùng để đóng dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đã có tẩy xóa hoặc thêm vào hoặc những chỗ giáp nhau của hai tờ văn bản quan trọng.

H4: Ấn Bảo Đại thần hàn, vàng 15 lạng, quai hình rồng bay, đầu ngẩng, há miệng, lưng cong vồng, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa.

H5: Ấn Tự Đức thần hàn bằng vàng (vàng 10 tuổi, 76 lạng, 6 tiền, 5 phân) đúc vào niên hiệu Tự Đức thứ nhất (1848). Đây là ấn của vua Tự Đức, dùng để đóng trên văn từ của vua viết bằng mực son (châu phê hoặc châu bút).Quai hình rồng chầu, 2 chân trước chống, 2 chân sau quỳ, đầu ngẩng, mũi cao, bờm dài, đuôi xoáy.

H6: Ấn Cảnh Tông Thuần hoàng đế chi bảo bằng vàng, đúc vào niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889). Ấn này do vua Thành Thái chỉ thị đúc, Cảnh Tông Thuần hoàng đế là miếu hiệu của vua Đồng Khánh, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, mũi cao, sừng và râu dài, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân đứng thăng bằng.

7 An vang 4

H7: Ấn Từ Dũ Thái hoàng Thái hậu chi bảo đúc bằng vàng tuổi 8 năm rưỡi (nặng 86 lạng 4 tiền 8 phân), đúc vào niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885). Năm 1883, trong một di chiếu trước khi mất, vua Tự Đức đã tấn tôn Hoàng Thái hậu Từ Dũ là Thái Hoàng Thái hậu. Ấn này do vua Hàm Nghi chỉ thị đúc nhân tổ chức lễ tấn tôn cho Hoàng thái hậu Từ Dũ vào năm 1885. Ấn quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi uốn, 4 chân chùn.

H8: Ấn rất quan trọng là Quốc gia tín bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Gia Long thứ nhất (1802). Ấn này dùng để đóng trên các văn kiện triệu tập các tướng lĩnh, phát động binh lính, trưng binh nhập ngũ cùng một số văn kiện quan trọng khác. Quai hình rồng đứng, đầu quay lại, lưng cong, đuôi cụp lại.

7 An vang 5

H9 : Ấn Từ Minh Huệ hoàng hậu chi bảo bằng bạc mạ vàng, quai hình rồng chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xòe 5 dải hình ngọn lửa, 4 chân nghiêng.

H10: Ấn Hoằng Tông Tuyên hoàng đế chi bảo bằng vàng. Quai rồng tư thế chạy, đầu ngẩng, lưng cong, đuôi xoắn, sừng bờm vây lưng dài, 4 chân 5 móng tư thế đứng.

H11: Chiếc ấn này có hình dáng rất đẹp

7 An vang 6

H12: Sắc phong thời Bảo Đại được đóng bởi ấn vàng dấu đỏ.

H13: Ấn Thánh Tổ Nhân hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841). Ấn này do vua Thiệu Trị chỉ thị đúc, Thánh Tổ Nhân hoàng đế là miếu hiệu của vua Minh Mạng, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi rưỡi, nặng 111 lạng 5 tiền 4 phân. Quai hình rồng đứng, đầu ngẩng, lưng, đuôi xoáy 6 dải nhọn, chân 5 móng.

H14: Ấn Giản Tông Nghị hoàng đế chi bảo bằng vàng đúc vào niên hiệu Kiến Phúc nguyên niên (1883). Sau khi vua Kiến Phúc băng hà, vua Hàm Nghi chỉ thị đúc ấn này để dâng miếu hiệu, Giản Tông Nghị hoàng đế là miếu hiệu của vua Kiến Phúc, ấn này dùng để thờ trong Thế Miếu. Làm bằng vàng 8 tuổi, nặng 49 lạng 5 tiền 1 phân. Rồng đầu ngẩng, miệng ngậm ngọc, lưng cong, đuôi cuốn, 4 chân chùn

Mai Trung Tín post

Logo que huong 1

7 Cot da 1CỘT ĐÁ CHẠM RỒNG
NGHÌN NĂM

Với kỹ thuật tuyệt khéo, nét đẹp nghệ thuật và kiến trúc độc đáo, kích thước to lớn, cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh) được chọn làm biểu tượng mỹ thuật truyền thống Việt Nam.

Cột đá chùa Dạm nằm ở cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm. Cột đá liền khối cao trên bốn mét, đặt trên bệ đá hai cấp cao gần một mét. Phần cột được chia làm hai phần rõ rệt, phần hộp vuông cao hai mét. Phần trụ tròn cao hơn hai mét, đường kính gần mét rưỡi.

Trên phần trụ tròn chạm nổi đôi rồng ngoắc đuôi vào nhau quấn quanh cột, chân trước hai con chụm vào cùng nâng đỡ một viên ngọc. Hai đầu trong tư thế chầu nhau, ở giữa có một lá đề chạm nổi, mỗi con ngậm một viên ngọc, mắt sáng trong tư thế hướng lên bầu trời. Thân rồng uốn khúc hình sin, hai chân sau tựa vào khối hộp vuông phía dưới tạo cho đôi rồng uốn lượn như đang bay.

Đôi rồng được chạm khắc tinh tế, đường nét sinh động trau chuốt. Sự bào mòn của nắng mưa làm cho các chi tiết của đôi rồng bị hủy hoại nhiều phần, riêng phần đầu và đuôi còn tương đối nguyên vẹn. Thân rồng mềm mại, khỏe khoắn mang nét tự nhiên của văn hóa Việt bản địa. Đầu rồng mang nét đẹp và phóng khoáng, thể hiện vương quyền của thủy quái Macrada – linh vật trong văn hóa Chămpa.

Ngoài đôi rồng, người thợ còn dùng những chi tiết hoa văn cúc dây để “trám” vào những chỗ trống. Do chất liệu được sử dụng là đá cát, lại trải qua gần nghìn năm dãi dầu mưa nắng nên phần đỉnh của cột đã bị gãy nên không biết được chiều cao toàn bộ của cột lúc khởi dựng là bao nhiêu. Nhiều mảng vỡ mang theo cả những chi tiết trang trí làm nền cho đôi rồng.

7 Cot da 2Tại phần trụ tròn cách đỉnh gần một mét có sáu lỗ hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột phân bố đều xung quanh.

Linga hay cột đỡ ?

Nhưng cũng chính sự ảnh hưởng của văn hóa Chămpa đã khiến nhiều nhà nghiên cứu giải mã cây cột thành một linga. Ông Nguyễn Hùng Vĩ (ĐH KHXH-NV Hà Nội) cho rằng điều này hoàn toàn suy diễn. “Các lỗ ngàm đã rõ là các lỗ lắp dầm chống nghiêng, đường rãnh còn nguyên trên đầu cột cho ta thông tin về dầm chịu lực tương tự cột đá đang còn ở chùa Xã Đàn. Như vậy, phần trên làm sao mà đọc thành linga được”, ông Vĩ phân tích.

TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ) cũng cho rằng với sáu lỗ mộng ở trên đầu cột không thể coi đây là linga. Theo ông, với “dị tật” như vậy, nếu là linga thì làm sao có thể sinh sôi nảy nở được.

Ông Hùng Vĩ đồng tình với ý kiến của các bậc tiền bối như kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, nhà dân tộc học Từ Chi, nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung coi cột là chiếc cột đỡ một tấm kiến trúc nào đó.

Ông Vĩ còn cho rằng, nếu xét chùa Dạm với tương quan những chùa thời Lý khác sẽ thấy cột đá trên không thể là một linga. “Hiện vật đá, gốm đời Lý thể hiện những triết lý, giáo lý, điển tích Phật giáo mạnh mẽ. Dãy 10 con thú ở Phật Tích là hiện thân của Phật. Những con uyên ương chính là bồ tát trong điển Ngũ bách nhạn thỉnh kinh hóa bồ tát. 7 Cot da 3Các thế long tọa, liên tọa đều là các biểu tượng Phật giáo. Chính vì thế, thật khó lòng hình dung một biểu tượng nguyên khởi của đạo Hindu là linga lại chen vào chốn thiền lâm đó được”, ông phân tích.

Cũng dựa trên những lỗ mộng trên cột đá, ông Vĩ đã nhờ người tính hộ tải trọng của bộ dầm đặt trên đó : “Mỗi phần chìa ra của mỗi dầm, chúng tôi tạm cho là bằng đường kính trụ đá tròn, chúng ta có thể vẽ được bản vẽ kỹ thuật kết cấu bộ dầm chịu lực của công trình. Việc tính tải trọng của bộ dầm này là hoàn toàn có thể và hết sức khả quan. Qua nhờ người tính hộ, chưa kể sức chịu của dầm chống nghiêng, với dầm gỗ lim, sức tải của bộ dầm là 54 tấn”.

Là người chịu trách nhiệm thám sát mới nhất tại chùa Dạm, TS Phụng lại đi tìm giải thích về cột đá trong quan hệ của người xây chùa Dạm (vua Lý Nhân Tông) và cha ông (vua Lý Thánh Tông). Vua cha đã xây chùa Một Cột sau giấc mơ hoa sen. Kết hợp với nghiên cứu chùa Một Cột, ông Phụng cho rằng, 6 lỗ mộng của cột đá phải để nâng đỡ kiến trúc gỗ bên trên tương tự chùa Một Cột: “Nghĩa là cột như di ảnh của người cha do người con làm”.

7 Cot da 4Khẳng định này của ông có vẻ có cơ sở khi gần đó có một dấu tích giếng – một phần giấc mơ hoa sen của vua Lý Thánh Tông. Ông cũng cho rằng trên cột đá chùa Dạm người ta thờ Phật Quan âm – gắn liền với hình ảnh hoa sen.

Đại danh lam từ thời Lý

Chùa Dạm, hay chùa Rạm, dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay, với lịch sử gần 1.000 năm. Theo nhân dân địa phương, vào những năm 1946-1947, quân đội thực dân Pháp về đây đóng bốt, nhân dân địa phương đã đốt chùa để tiêu thổ kháng chiến. Khi phá chùa, Que Phuongtượng mẫu nguyên phi Ỷ Lan và tượng vua Lý Nhân Tông được gửi vào chùa Hàm Long gần đó nên mới giữ được đến ngày nay.

Tuy nhiên, từ đó đến năm 2008, chùa chưa một lần được trùng tu theo đúng hình hài xưa. Hiện tại, 100 gian xưa giờ được thay bằng ba gian điện nhỏ thờ thần Phật (ở nền cấp thứ ba) và ba gian đền (ở nền cấp thứ tư) thờ hai cổ vật còn sót lại là tượng nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông. Cả chùa và đền mới đều được xây dựng từ năm 1996, do nhân dân địa phương đóng góp. (Theo Wikipedia)

Quế Phượng post

Logo canh giac

HNg Huynh V. Yen 2KHÔ MỰC “LẠ”
NƯỚNG BỐC MÙI NYLON

Loại mực xé thành sợi khi nướng thì cháy đen tuyền, mùi nylon bốc lên.

Anh Lê Đức Hoàng, ngụ quận Phú Nhuận – Sài Gòn, cho biết chiều 25/7, anh cùng người thân đi du lịch Vũng Tàu. Trên đường về, đoàn ghé qua trung tâm thương mại (TTTM) Bà Rịa mua quà để tặng người thân. Anh Hoàng đã mua mực khô – loại xé thành sợi, có tẩm ướp gia vị – tại một cửa hàng bán cá khô, mực khô. “Tôi mua nửa ký mực loại này với giá 240.000 đồng/kg. Khi lên xe, tôi cảm giác nghi ngờ vì nhìn nó hơi khác, kéo sợi rất dai. “Về nhà tôi lấy nướng thử thì nó cháy đen tuyền, mùi nylon bốc lên. Tôi đã niêm phong số mực còn lại sau đó gọi điện thoại báo cho cơ quan chức năng tại TP Bà Rịa đề nghị kiểm tra, xử lý” – anh Hoàng kể.

N7 Muc dzom 1gay khi nhận được thông tin trên, ông Võ Văn Điệp – phó chủ tịch TP Bà Rịa đã chỉ đạo cho đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành xác minh, kiểm tra khô mực “lạ” tại TTTM TP Bà Rịa.

Chiều 29/7, trao đổi với báo Pháp Luật, ông Thái Hồng Quân đội QLTT cho biết đội đã phối hợp với ban quản lý (BQL) TTTM Bà Rịa kiểm tra. Ngay thời điểm ngày 26/7, đoàn đã niêm phong, lập biên bản 13 quầy bán đồ khô có loại mực “lạ” như trên. Do hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, bao bì, số lượng ít nên đội QLTT cùng BQL chợ lập biên bản buộc tiêu hủy ngay bằng cách ngâm vào nước xà phòng. Hiện thời chưa thể khẳng định mực trên làm bằng chất gì, có phải mực giả hay không thì phải đợi lấy mẫu mang xét nghiệm tại chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

“Qua đây chúng tôi cũng nhắc nhở bà con tiểu thương không bán loại mực trên. Nếu tiếp tục tái phạm sẽ bị xử lý nghiêm” – ông Quân trao đổi thêm. Trong chiều 29/7, nhiều người đã có mặt tại khu vực bán đồ khô của TTTM TP Bà Rịa để chứng kiến cơ quan chức năng tiêu hủy mực. Khi ngâm vào nước loại mực trên rất dai, kéo khó đứt, có mùi khác với mùi mực thật.

7 Muc dzom 2Theo một số người dân và tiểu thương bán hàng đồ khô thì loại mực này đã xuất hiện thời gian dài, giá rẻ nên được một số người hỏi mua. Những người mua bán mực “lạ” từ Sài Gòn và một số địa phương khác đưa về bán nhưng số lượng không nhiều. Dịp tết vừa qua, mực này được phân bố nhiều về một số huyện. Phát hiện mực kém chất lượng, những người lỡ mua đã ngâm thử trong nước cả ngày mực vẫn không bở. Ông Nguyễn Bá Hoàng, đội phó đội Bảo vệ – trật tự BQL chợ TTTM Bà Rịa thông tin thêm trong ngày 29/7 đã tiêu hủy được gần 10 kg loại mực này ở tám quầy hàng. Những quầy hàng còn lại sẽ tiêu hủy ngày hôm sau. Tháng 5/2012, BQL chợ từng lập biên bản một quầy hàng bán loại mực này. (theo báo Pháp Luật)

Yên Huỳnh post

Logo thu gian

Tranh vui

Filed under: BẢN TIN Tagged: Tin tức

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.