ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đánh Syria bằng tên lửa ‘ngốn’ hàng trăm triệu USD
Thursday, August 29, 2013 21:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Một cuộc tấn công quân sự vào Syria bằng tên lửa hoàn toàn không phải là một giải pháp chi phí thấp như nhiều người vẫn tưởng.

Một cuộc tấn công quân sự vào Syria bằng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk được đánh giá là một lựa chọn chi phí thấp trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, ngay cả với giải pháp giá rẻ này vẫn không hề rẻ một chút nào. Một cuộc tấn công kiểu này sẽ ngốn của Lầu Năm Góc hàng trăm triệu USD mỗi ngày.

Mỗi quả tên lửa Tomahawk rời bệ phóng đồng nghĩa với 1,4 triệu USD bị đốt cháy.

Nếu có một cuộc tấn công bằng tên lửa vào Syria thì nó chỉ diễn ra trong vòng một đến vài ngày, Mỹ sẽ lặp lại kịch bản tại Libya để giảm gánh nặng chi phí. Các chuyên gia đã đưa ra sự so sánh với chiến dịch thiết lập vùng cấm bay tại Libya năm 2011 để chứng minh điều này.

Trong tuần đầu tiên tiến hành thiết lập vùng cấm bay tại Libya đã tiêu tốn của Mỹ 600 triệu USD, trong đó có 340 triệu USD được chi cho việc  mua tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk phóng từ tàu chiến và bom thông minh.

Đơn giá mỗi quả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk là 1,4 triệu USD/quả. Hiện tại Hải quân Mỹ đang có 4 tàu khu trục ở ngoài khơi Địa Trung Hải, mỗi tàu có thể trang bị tới 96 tên lửa, tuy nhiên, hiếm khi các tàu được nạp tên lửa với số lượng lớn như vậy.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ cũng có thể đang hiện diện trong khu vực này mặc dù Mỹ không xác nhận điều đó. Một số tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể trang bị tới 154 tên lửa đã từng tham gia vào chiến dịch không kích Libya. Trong đó tàu ngầm tấn công hạt nhân USS-Florida được báo cáo là đã bắn hơn 99 tên lửa Tomahawk vào Libya trong năm 2011.

Các loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không như E-3 AWE&C, hệ thống radar giám sát tấn công mục tiêu chung E-8 STARS có khả năng sẽ được điều động để tham gia vào các hoạt động tấn công vào Syria. Điều này sẽ góp phần đội thêm chi phí cho cuộc chiến, trong 10 ngày đầu tiên của chiến dịch không kích Libya Mỹ đã chi khoảng 1,6 triệu USD cho các nhiệm vụ kiểu này.

Hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cho các máy bay tham gia vào chiến dịch cũng sẽ thêm vào cho các khoản chi phí. Trong tuần đầu tiên của chiến tranh Libya năm 2011, Không quân Mỹ đã thực hiện hơn 800 giờ bay với lượng nhiên liệu tiêu tốn hết 9,3 triệu USD.

Như vậy ngay trước mắt có thể thấy rằng, chi phí là một trong những rào cản không nhỏ cho các hoạt động quân sự tại Syria. Một khi đã nhúng tay bằng các hoạt động quân sự trực tiếp vào Syria không một ai có thể dự đoán được những diễn biến tiếp theo của nó sẽ như thế nào.

Mặc khác, Syria ở một vị thế hoàn toàn khác so với Iraq hay Libya, họ có tiềm lực quân sự rất hùng mạnh. Nếu đánh Syria, số tiền mà Mỹ và các nước đồng minh phải tiêu tốn có thể lên đến hàng tỷ đô la. Trong khi đó các nhà chức trách Mỹ vẫn không thể giải thích được nếu tấn công Syria sẽ tác động như thế nào đến an ninh và lợi ích của Mỹ.

Nếu tấn công Syria cái giá mà Mỹ phải trả sẽ đắt hơn gấp nhiều lần so với cái gọi là lợi ích quốc gia của Mỹ ở Trung Đông.

Mỹ sẽ “đơn thương độc mã” nếu tấn công Syria

Trong nghị quyết trình LHQ, chính phủ Anh muốn phát động ngay một cuộc tấn công Syria với danh nghĩa bảo vệ dân thường. Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã bác bỏ điều này sau khi Thủ tướng Anh David Cameron thừa nhận “không chắc chắn 100%” về việc chính phủ Syria đứng sau vụ sử dụng vũ khí hóa học hồi tuần trước.

Trong phiên bỏ phiếu ngày 29/8, với 285 phiếu chống và 272 phiếu thuận, Hạ viện Anh đã bác bỏ kiến nghị của chính phủ kêu gọi các nghị sĩ ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria. Động thái này đang buộc Thủ tướng Cameron phải cân nhắc lại các hành động của mình.

 

“Tôi đã thấy rõ là Quốc hội Anh, cơ quan đại diện cho quan điểm của người dân, không muốn chứng kiến hành động quân sự của Anh. Tôi hiểu điều này và chính phủ sẽ hành động một cách phù hợp”, Thủ tướng Anh cam kết sau cuộc bỏ phiếu.

Trong khi đó, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng phương Tây “nên cho ngoại giao một cơ hội” cho tới khi hoạt động điều tra được hoàn tất.

“Các cường quốc chớ vội tấn công Syria cho đến khi toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ hoàn tất công tác của họ”, ông Ban Ki-moon kêu gọi.

Người đứng đầu LHQ cho biết toán thanh sát viên vũ khí hóa học của LHQ sẽ rời Syria vào ngày mai, 31/8 và sớm trình kết quả điều tra cho ông. Ông cũng tiết lộ đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama về cuộc điều tra của LHQ.

Nga, Trung Quốc và Đức cũng đưa ra những kêu gọi tương tự.

Điện Kremli đưa ra tuyên bố sau cuộc trao đổi cùng ngày giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng: “Điều quan trọng là HĐBA cần phải nghiên cứu báo cáo của nhóm thanh sát viên LHQ về chứng cớ sử dụng vũ khí hóa học ở Syria”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn báo giới ngày hôm qua (29/8), cho biết: “Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ công tác điều tra chuyên nghiệp, công bằng, khách quan, độc lập của LHQ. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối mọi sự can thiệp hay những phán đoán trước khi có kết quả điều tra cụ thể”.

Minh Tâm (tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.