Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, chuyện kinh doanh thời lập nghiệp trở thành một thách thức bản lĩnh cùng niềm đam mê thực sự cũng như những cơ hội tạo dựng “thương hiệu uy tín” lâu dài cho riêng mình. “Nói sâu xa không qua chuyện bán gạo” bình thường. Nhìn lại thị trường gạo của chúng ta cũng có nhiều điều làm cho không những khách hàng mà cả những người kinh doanh trở nên lo lắng. Đặc biệt sự tràn lan của gạo giả Trung Quốc, gạo kém chất lượng. Chúng tôi không phải tự đề ca ngợi mình mà là chuyện có thực.
Gạo giả làm bằng nhựa.
Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng. Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Một chuyên gia thực phẩm cho biết: “Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”. Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.
Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.
Đó chỉ là một vài trích dẫn của những trang nhật báo, truyền thông trên internet. Còn chuyện ngoài thị trường thì chỉ có những người tiêu dùng mới có thể biết được cũng có thể bằng những ‘trả giá” bởi chính bằng những thiệt hại trên cơ thể họ.
Cái “tâm” và uy tín của người bán hàng luôn đặt lên bàn cân với “lợi nhuận”.
Trong kinh doanh thì không một ai không đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho mình đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh gay gắt đầy khốc liệt khi thị trường không tự “nở ra” mà các nhà cung cấp thì ngày một nhiều dần, nhiều dần. “Sân chơi” trở nên quá chật chọi. Hãy ví von hình ảnh này với một trận bóng đá của môn thể thao “vua”. Kích thước sân bóng như thế, số lượng cầu thủ cũng chỉ qui định có 11 người kìm kẹp nhau đầy chiến thuật có sự tìm hiểu “đối phương” lẫn nhau, ai cũng muốn tranh phần thắng về mình, sự căng thẳng và quyết liệt trên từng vị trí và thời khắc. Thậm chí có những cầu thủ dùng những “tiểu xảo” để qua mặt đối phương và trọng tài với mục tiêu giành phần thắng về mình. Sau trận đấu, không hẳn niềm vui của người hâm mộ thật sự từ những bàn thắng, những pha “tiểu xảo” trên sân cỏ đó, mà là sự ngưỡng mộ những ai đã “cống hiến” thật sự cho trận bóng đó với tinh thần thể thao “fairly” đầy bản sắc. Và tôi cũng cá chắc rằng trận đấu đó sẽ được lãng quên mau nhưng hình ảnh trung thực của những cầu thủ mà họ ngưỡng mộ luôn luôn ở lại trong lòng và được cổ vũ tiếp khi họ ra sân cho trận đấu tới.
Và hãy quay lại với chuyện kinh doanh gạo, thị trường ngày một nhiều hơn những nhà cung cấp trong khi lượng cầu tăng lên không nhiều. Với tình thế đó, nếu không với một cái “tâm” thật sự, nhiều nhà cung cấp đã chọn phương án “qua mặt” người tiêu dùng bằng những loại gạo giá rẻ kém chất lượng thậm chí còn giả bằng những vật liệu độc hại. Đáng thương nhất làn những người tiêu dùng với thu nhập thấp, còn mang nặng tư tưởng “nhín nhút, tiết kiệm đồng nào hay đồng đó” và hời hợt với những hậu quả nó mang lại cho chính sức khỏe của mình về lâu về dài. Cũng xin thưa rằng, thời gian và sự “sàng lọc tự nhiên” theo qui tắc cạnh tranh cùng sự hiểu biết và kiến thức ngày một đầy đủ hơn của khách hàng, những nhà cung cấp đó dần dần bị “loại”.
Thử thách bản lĩnh với thời gian là chổ đó. Khi chúng tôi chuẩn bị thành lập Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam, vấn đề luôn trăn trở là làm thế nào “kéo dài” để “sống còn” với thời gian trong khi vốn ban đầu không quá lớn, các đối thủ “lâu đời”, hung hậu về vốn trên thị trường truyền thống, không mang nặng ưu thế kỹ thuật công nghệ như những kỹ sư “chân ước chân ráo” mới bước vào con đường kinh doanh nhưng chúng tôi vẫn chọn phương châm “làm cuộc sống thăng hoa” và “dẫn đầu về chất lượng và giá” vì chúng tôi còn trẻ, sẵng sàng xây dựng niềm tin và chất lượng đến khách hàng.
Nói là làm, khởi đầu cho ý tưởng đó bằng chính bản thân chúng tôi về tận Miền Tây – vựa lúa gạo lớn nhất Việt Nam tìm và đánh giá những nhà cung cấp gạo chất lượng mang tính truyền thống như gạo Đài Loan Gò Công (Tiền Giang), Tài nguyên Chợ Đào (Long An), ST20 (Sóc Trăng)…… Từ đó mới thấy rằng chúng tôi ngoài việc kinh doanh còn muốn quản bá những giá trị truyền thống dân tộc và đem đến chất lượng hảo hạng đến với người tiêu dùng xa gần, song song cùng chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng bằng tất cả những khả năng cao nhất. Để đáp lại điều đó, chúng tôi bắt đầu có những khách hàng từ rất khó tính đến trung thành và đóng góp chân thành với chúng tôi bằng những trải nghiệm của họ. Dần dần, con đường phía trước ban đầu dù rất chông gai cũng hiện ra những lối thảm đẹp.
Bài viết này, chúng tôi không tự đánh giá cao chính sách của mình mà chúng tôi muốn khẳng định Công ty Cổ phần Lương Thực Phương Nam không phải chỉ xây dựng lên để kinh doanh các loại gạo, lương thực đơn thuần mang lại lợi nhuận mà còn muốn mang đến khách hàng một thông điệp: “Chúng tôi không chỉ đem đến cho khách hàng ngoài vị ngon của lương thực chất lượng mà còn đem đến cho khách hàng cái TÂM của tuổi trẻ và sức khỏe đến cho mọi người trên mọi nơi”.
Người viết: Kỹ sư Phan Thành Hiếu (phanthanhhieu82.wordpress.com)
Trong bài viết có tham khảo một số trang web thống kê.