Vào ngày 25/8/2003, NASA tiến hành phóng kính viễn vọng Spizter vào quỹ đạo tại sân bay Cape Canaveral, Florida, Mỹ. Quỹ đạo bay của Spitzer khác thường so với các kính thiên văn không gian khác, đó là quay theo quỹ đạo nhật tâm chứ không phải địa tâm. Kính viễn vọng Spitzer được kỳ vọng thực hiện nhiệm vụ trong vòng 5 năm hoặc nhiều hơn, cho đến khi lượng khí heli trên kính sử dụng hết.
Messier 81, thiên hà xoắn ốc tuyệt đẹp nằm trên bầu trời phía bắc, trong Ursa Major – (Ảnh: Space)
Vào tháng 5/2009, lượng khí heli lỏng để làm mát kính viễn vọng đã cạn kiệt hoàn toàn, hầu hết bộ phận của Spitzer không thể hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn hai môđun camera tia hồng ngoại vẫn có thể hoạt động và trở thành một phần trong Nhiệm vụ làm ấm Spitzer của NASA.
Kính viễn vọng không gian Spitzer được đặt theo tên của một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế kỷ 20 là Lyman Spitzer. Ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về kính viễn vọng không gian và mô tả những lợi thế của việc quan sát những ngoại hành tinh.
Spitzer “nhìn” chằm chằm vào bầu trời trong bước sóng hồng ngoại, tiết lộ các cõi lạnh, xa xôi và bụi của vũ trụ. Trong suốt thời gian vừa qua, Spizter đã gặt hái nhiều thành công nhất định như: Spizter là kính viễn vọng đầu tiên trên thế giới thu được ánh sáng từ những ngoại hành tinh, phát hiện “chiếc nhẫn” lớn nhất xung quanh sao Thổ.
2013-08-27 15:11:04