ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: VNNews
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xe đạp Fixed Gear – thật giả lẫn lộn
Sunday, August 4, 2013 19:16
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Xe đạp Fixed Gear – thật giả lẫn lộn
Trong khoảng một năm trở lại đây, người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng hay Nha Trang bắt đầu có xu hướng trở lại với những vòng quay xe đạp nhẹ nhàng.

Tuy không thực sự phổ biến như các dòng xe thông dụng xưa nay như xe địa hình, xe đua hay xe đường dài, dòng xe đạp không phanh fixed gear được đánh giá cao về sự sáng tạo và khả năng rèn luyện cả thể lực lẫn ý chí của người chơi. Song, hiện trên thị trường có quá nhiều xe nhái không nguồn gốc được nhập về từ Trung Quốc chất lượng kém, đe dọa đến sự an toàn của người sử dụng mà hoàn toàn không được kiểm soát bởi các lực lượng chức năng.

Fixed gear, hay còn được gọi trìu mến là Fixie, bắt nguồn từ thiết kế xe đạp tham gia thể thức đua lòng chảo. Trên mặt đường đua được làm rất đẹp nên tốc độ rất ổn định, khiến phanh và hộp số bị loại bỏ để giảm trọng lượng xe.

Người Việt đang bắt đầu có xu hướng trở lại với những vòng quay xe đạp nhẹ nhàng.

Về chi tiết của kỹ thuật của Fixie thì cũng chẳng có quá nhiều điều để nói và quả thực cũng không mấy ai quá quan tâm về mặt này. Dân chơi Fixie thường được chia ra làm 3 nhóm: cơ bản, tốc độ và biểu diễn. Về yếu tố thời trang, những chiếc Fixie cơ bản có thể đáp ứng rất tốt, bất kỳ các chi tiết nào trên thân xe cũng có thể phối màu tùy ý.

Ở dân chơi nước ngoài, chơi Fixie đã rất phát triển nên họ còn chơi đến độ sơn airbrush cho cả vành và khung xe. Tham khảo các xưởng vẽ airbrush chuyên nghiệp ở Việt Nam đều có thể làm được, nhưng giá sẽ không rẻ nếu làm chi tiết như vậy.

Các phụ kiện như ghi đông, yên, vành cũng có thể thay đổi để tạo một phong cách khác biệt cho Fixie. Bên cạnh trào lưu phối màu phá cáchcho dòng xe này, cũng không ít người tìm cách đưa chiếc xe yêu quý về thành kiểu dáng cổ điển như một sản phẩm của thập niên 80 vậy.

Dòng Fixie cơ bản vốn không được đánh giá cao về tốc độ di chuyển. Để khắc phục điều này, dân chơi Fixie đã nghĩ ra dòng Track sử dụng khung ngắn hơn để tăng cường khả năngkhí động học, kết hợp líp nhỏ và đĩa lớn hơn để có vận tốc tối đa cao hơn rất đáng kể.

Tuy nhiên thiết kế này cũng có vài hạn chế nhỏ là sẽ tốn sức để đạp xe hơn, và nếu lái không quen dễ bị chạm bánh trước vào chân trong lúc rẽ. Mặt khác, tốc độ nhanh cũng đồng nghĩa với việc phanh xe lại sẽ khó hơn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Nên dòng Fixie Track này thường được khuyên dùng khi đã thực sự thạo dòng cơ bản sau khoảng 1 năm.

Còn lại, đa phần những người gắn bò lâu năm với Fixie sẽ tập tành để chuyển sang Trick –dòng xe được những kẻ ưa mạo hiểm và nghịch ngợm với xế đam mê. Fixie Trick được ưa chuộng không kém những chiếc BMX nhỏ bé từng rộ lên nhiều năm trước. Ở Nga và Đức, Fixie Trick còn được sử dụng trong biểu diễn thể thao chuyên nghiệp.

Thực chất không có bất cứ qui định nào về sự khác biệt giữ dòng xe cơ bản và dòng trick, ngoài việc nâng cấp các thành phần bền bỉ hơn.Tùy túi tiền của người chơi mà chọn khung thép hay titan.Các yếu tố bên cạnh đó phụ thuộc vào thói quen sử dụng xe của từng người. Hầu hết mọi người cho rằng ghi đông ngang sẽ giúp quá trình biểu diễn không bị vướng, nhưng không ít người thích kiểu sừng bò. Pedal hay yên xe thường được sử dụng loại có kích thước lớn hơn một chút để người chơi có thể đứng lên đó trong khi biểu diễn. Lốp bản rộng được cho là sẽ giúp giữ thăng bằng tốt hơn lốp 11mm.

Những chiếc Fixie cơ bản sử dụng khung thép có giá khoảng 5,5 triệu đồng chỉ nặng khoảng 8-10kg, khá ấn tượng so với xe đạp địa hình cùng tầm giá. Còn chiếc Fixie dòng Track và Trick sẽ có mức giá khởi điểm cao hơn,khoảng 7-8 triệu đồng cho một chiếc,nhưng thuộc hàng rẻ so với các dòng xe đạp khác hiện nay.

Sau này, một số thương hiệu có tiếng như Totem hay Fuji cũng bước vào thị trường Fixed Gear nhưng đều sử dụng khung sắt thông thườngđể giảm giá thành xuống khoảng 4,5 triệu đồng. Mặt khác, họ còn trang bị thêm phanh cho Fixie, giúp người mới dùng dễ làm quen với xe hơn. Nhưng nếu thích phanh tay thì mua City Bike dáng tương tự rồi sơn màu tùy ý có phải hay hơn không?

Tuy nhiên, khi chọn mua xe cần lưu ý khi có tình trạng thương láitranh thủ nhập xe nhái từ Trung Quốc về Việt Nam bán với giá “kinh hoàng”, chỉ từ 2-2,5 triệu đồng, còn tặng kèm cả phanh, chân chống và một vài phụ kiền như đèn pin, bình nước cho xe. Các mối hàn trên khung được làm nham nhở khiến người dùng có cảm tưởng nếu mạnh tay thì xe có thể gãy bất cứ lúc nào. Nhông, líp cũng chỉ sử dụng hàng chất lượng thấp. Đặc biệt ổ bi hàng gia công thay vì ổ bạc đạn, sau một thời gian sẽ bị vỡ ra khiến xe kêu lọc xọc như những chiếc xe “thời bao cấp”.

Nhiều thương lái còn nhập nhèm dòng xe single speed (chỉ có một tốc) và fixed gear (có 3 tốc: tiến, dừng và lùi) do 2 loại xe này có thiết kế gần giống nhaunhưng Single Speed thường có giá rẻ hơn đáng kể. Nhưng Single Speed không thể phanh xe bằng chân như Fixie nên cần có đầy đủ phanh. Một số người bán còn thiếu lương tâm đến độ tháo phanh ra để Single Speed giống với Fixie. Việc sử dụng những chiếc xe kiểu này không khác gì đùa giỡn với tử thần.

Sau này, khi người chơi Fixed Gear dần phân biệt được One Speed bằng cách thử đi lùi. Nhiều người bán lại tìm cách chuyển đổi nhông và líp One Speed thành Fixed Gear. Tuy nhiên, việc khung không thực sự tương thích ngay từ đầu khiến phần nhông của những xe đi qua chuyển đổi như vậy dễ hỏng.

Tham khảo giá trên mạng mua bán Tao Bao của Trung Quốc, xe Single Speed chỉ có giá khoảng 800 nghìn đồng tại Trung Quốc còn Fixed Gear không rõ nguồn gốc chỉ khoảng 1,3 triệu đồng. Nếu tính thêm khoảng 600- nghìn đồng tiền công việc chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam thì bán những chiếc xe này với giá khoảng 2,5 triệu động tại Việt Nam vẫn lãi 20%-30%. Tuy nhiên, khi nhập số lượng lớn, chắc chắn thương lái Việt Nam còn được giảm giá nhiều hơn so với mức báo giá trên mạng.

Các dòng Single Speepd và Fixed Gear chất lượng thấp nói trên thường được bày bán trên các cửa hàng nhỏ như đoạn đường Tôn Đức Thắng, Bà Triệu tại Hà Nội. Mọi người còn dễ dàng tìm thấy loại xe này trên các mạng bán lẻ trực tuyến như muare, 5giay với giá bán mềm hơn nhưng không được bảo hành.

Để tận hưởng Fixed Gear một cách an tâm, người chơi nên tìm đến các cửa hàng hoặc câu lạc bộ chơi xe có uy tín và đảm bảo chất lượng để mua, như câu lạc bộ Fixed Gear Hà Nội ở phố Võng Thị hay cửa hàng xe đạp Cao Long ở ngõ Cấm Chỉ.

Chi phí phát sinh khi chơi dòng xe đặc thù này không cao. Các thành phần như khung, ghi đông, yên… đều có độ bền cao. Người dùng thường chỉ phải thay nhông, xích, xăm lốp sau thời gian dài sử dụng.Má phanh, dây phanh…, là các thành phần dễ hỏng trên xe đã bị lược bỏ nên chẳng cần bận tậm nữa.

Không cần phải nhắc lại việc Fixed Gear là một thú vui lành mạnh, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp người chơi rèn luyện sức khỏe. Nhưng người chơi dòng xe này rất cần có sự tỉnh táo để điều khiển xe trong quá trình sử dụng và cũng tỉnh táo khi chọn mua những chiếc xe phù hợp, tránh tiền mất tật mang.

Theo Sống mới

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.