ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cam kết phát triển lâu dài với Việt Nam
Thursday, September 5, 2013 8:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thưa ông, nhân dịp ABB hoạt động tròn 20 năm tại Việt Nam, đâu là dấu ấn đáng chú ý nhất mà ABB đã đạt được?

Hai mươi năm qua, Công ty TNHH ABB Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam. ABB đã là một đối tác đáng tin cậy và có thẩm quyền công nghệ đối với Chính phủ, tư nhân và khu vực trong nước; trở thành một trong những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực kỹ thuật điện và công nghệ tự động hóa tại Việt Nam.

Hiện ABB Việt Nam có hơn 750 nhân viên làm việc trong ba khu vực, để đảm bảo sự hiện diện trên toàn quốc của thương hiệu ABB (trụ sở chính và nhà máy biến áp đặt tại Hà Nội, nhà máy sản phẩm tại Bắc Ninh, văn phòng chi nhánh khác tại Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh). Hoạt động kinh doanh chính của ABB Việt Nam là cung cấp sản phẩm, hệ thống, giải pháp và dịch vụ về kỹ thuật điện và tự động hóa cho các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Ông Richard Yue, Giám đốc ABB Việt Nam

Các giải pháp kỹ thuật và thiết bị của ABB đã có mặt tại nhiều dự án công nghiệp lớn tại Việt Nam như: Nhà máy điện Uông Bí, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Trạm 500kV Tân Định, dự án hầm đèo Hải Vân, tòa nhà Petro Tower tại Tp.

HCM, Xi măng Thăng Long, Xi măng Cẩm Phả… Khách hàng ưa chuộng giải pháp của ABB Việt Nam vì tiết kiệm năng lượng, hiệu suất cao và dịch vụ hậu mãi chu đáo. Đặc biệt, ABB Việt Nam có khả năng sản xuất nhiều chủng loại máy biến thế với công suất lên đến 100 MVA, điện áp đến 172 kV. Nhờ công nghệ và chất lượng ngang tầm quốc tế, máy biến thế của ABB Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…

Trong quá trình hoạt động của mình, ABB Việt Nam chắc hẳn có những thăng trầm nhất định. Ông có thể chia sẻ đôi điều?

Thực tế không chỉ có những thuận lợi, chúng tôi còn có những khó khăn, như: phải đối mặt với những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng trong nước, về cách thức kinh doanh tại Việt Nam. Quan điểm kinh doanh của ABB được quán triệt thường xuyên đến tất cả cán bộ nhân viên: phải nghiêm túc và đề cao đạo đức kinh doanh, nhưng có vẻ như rất khó hòa hợp với đòi hỏi của một số khách hàng tại Việt Nam…

Dù rất mong muốn mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, nhưng số doanh nghiệp cơ khí trong nước đạt được đến chất lượng để hợp tác sản xuất cùng ABB chưa nhiều. Đến nay, hầu hết các linh kiện cần thiết cho sản xuất của ABB vẫn phải nhập khẩu, ngay cả đối với các chi tiết linh kiện được coi là đơn giản.

Ông đánh giá thế nào về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay và sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực đầy đủ?

Còn khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) vẫn chưa nhận thức được lợi ích có thể của AEC và do đó họ không hoàn toàn sẵn sàng cho sự kiện này. Nhiều trong số các ngành CNHT đã không được thông qua tư duy quốc tế mang đến cho họ những thách thức và áp lực để có thể sản xuất hiệu quả hơn với chất lượng phù hợp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Là một phần của thị trường duy nhất trong AEC, các ngành CNHT Việt Nam sẽ phải di chuyển từ sử dụng lao động thủ công trong hệ thống sản xuất tự động hóa nhằm đáp ứng các yêu cầu như các bộ phận của khu vực ASEAN; đồng thời các doanh nghiệp CNHT cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn hài hoà như ISO và IEC vào năm 2015 khi AEC có hiệu lực đầy đủ.

Theo ông, ABB Việt Nam có thể đóng góp được gì vào việc phát triển các ngành CNHT tại Việt Nam?

Vai trò của chúng tôi và chiến lược tiếp thị của ABB Việt Nam là rất phù hợp với những sáng kiến mà các ngành công nghiệp Việt Nam hướng tới AEC. Trong đó bao gồm cả việc hướng dẫn khách hàng hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế với việc sử dụng tự động hóa.

Việc sử dụng một công nghệ tốt cung cấp nhiều lợi thế cạnh tranh cho các nhà sản xuất, bao gồm tối đa hóa sản lượng cũng như đảm bảo tính thống nhất chất lượng của sản phẩm. Những lợi thế này còn cho phép các nhà sản xuất tối đa hóa lợi nhuận của mình thông qua giảm về chất thải và tiêu thụ năng lượng, công nghệ tốt cho phép các công ty này áp dụng linh hoạt tối đa trong sản xuất của họ như là chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn…

Cụ thể, trong triển lãm Metalex được tổ chức vào đầu tháng 10/2013 tại Tp.HCM, chúng tôi sẽ giới thiệu công nghệ robot ABB của mình và giải pháp cụ thể trong chế tạo kim loại. Các ứng dụng mà chúng tôi sẽ giới thiệu sẽ là một chế tạo sản xuất kim loại điển hình, nơi các sản phẩm chính được hàn, đánh bóng và cuối cùng là thiết kế với giải pháp ABB robot của chúng tôi. Nghiên cứu trường hợp thành công, nơi khách hàng tại Việt Nam được hưởng lợi từ việc sử dụng giải pháp robot của chúng tôi cũng sẽ được thảo luận trong các cuộc triển lãm để chia sẻ những thực hành tốt nhất trong các quốc gia này.

Chúng tôi cam kết giúp khách hàng sử dụng điện có hiệu quả và nâng cao năng suất để tạo ra một thế giới tốt hơn. Chúng tôi cam kết phát triển lâu dài tại Việt Nam, để phát triển cùng với sự phát triển của ngành điện và các ngành công nghiệp của Việt Nam.

Thùy Nhi thực hiện

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.