Mới đây, trong một khai khoáng dầu mỏ ở Venezuela, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một “kho báu” dấu vết của các loài sinh vật đáng sợ. Đó là hóa thạch của cá sấu lớn hơn xe buýt, voi răng mấu (Mastodon) nặng 6 tấn hay hộp sọ “vĩ đại” của loài Glyptodon (là loài động vật có vú với bộ da bằng giáp, thường được gọi là binh sĩ mặc áo giáp)…
Nhà nghiên cứu Ascania Rincon đang khoe “bộ sưu tập” mới phát hiện được của mình
Nhà cổ sinh vật Ascanio Rincon cầm trên tay hộp sọ của một Glyptodon tìm thấy ở Venezuela
Cận cảnh hộp sọ của loài Glyptodon
Xương hàm của một chú cá sấu ước tính nặng chừng vài tấn
Mỏ của một loài chim hóa thạch khổng lồ
Qua nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, những hóa thạch này có niên đại từ 140.000 đến 370 triệu năm trước. Ascania Rincon, người đứng đầu Phòng Thí nghiệm Cổ Sinh vật học nói với AFP: “Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra số hóa thạch này. Đây được coi là bằng chứng khá tin cậy cho việc một người tiền sử đã săn đuổi những loài động vật lớn ăn cỏ (gọi chung là Megafauna) thời xa xưa”.
Một phần xương đùi của sinh vật khổng lồ trong bộ sưu tập hóa thạch mới được phát hiện
Xương hóa thạch của những loài tiền sử được bảo quản rất cẩn thận
Khi một hóa thạch được tìm thấy, các chuyên gia sẽ phải loại bỏ những trầm tích còn sót lại trên đó, rửa sạch chúng và cẩn thận so sánh với các mẫu hiện có. Tuy nhiên, ông và nhóm nghiên cứu của mình có nhiệm vụ cao hơn, đó là muốn truyền bá ý thức về những gì đã có trên hành tinh hàng triệu năm trước và khuyến khích mọi người quan tâm mọi thứ có ở xung quanh mình hôm nay.