ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Về dài hạn DN trong nước nên tìm cách bỏ qua/lách rào cản thể chế như khối FDI
Wednesday, September 11, 2013 1:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Về dài hạn DN trong nước nên tìm cách bỏ qua/lách rào cản thể chế như khối FDI
Ngày 10/09/2013, tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô Việt Nam 2014-2015: Sự chuẩn bị của doanh nghiệp” nằm trong khuôn khổ lễ ra mắt Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Đại học FPT, Giám đốc Chương trình Fulbright Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Thành đã có những chia sẻ “Kinh tế vĩ mô Việt Nam và những thách thức đối với doanh nghiệp”.

“Cỗ máy tăng trưởng 4 động cơ nhưng chỉ có 1 động cơ hoạt động”

Theo ông Nguyễn Xuâ Thành, bốn động cơ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được xác định gồm: (1) Khu vực kinh tế Nhà nước; (2) Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước; (3) Nông nghiệp hộ gia đình – cá thể; (4) Khu vực doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, trong những năm 2001-06, khu vực FDI và tư nhân trong nước bắt đầu phát triển mạnh, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt. Khu vực DNNN không tăng trưởng mạnh, nhưng sự kém hiệu quả chưa dẫn tới đỗ vỡ và cũng chỉ là một trong bốn động cơ tăng trưởng.

Hiện nay, trục trặc trong cả khu vực DNNN, DN tư nhân và nông nghiệp. Chỉ còn khu vực FDI là tiếp tục có kết quả tốt và có sự phân cực rõ rệt so với các khu vực kinh tế còn lại.

8 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 14,3%, trong đó khối doanh nghiệp FDI (không bao gồm dầu thô) tăng 26%, kinh tế trong nước tăng 3,1%; tổng mức bán lẻ cả nước tăng 12,3%, trong đó khối FDI tăng 37,5%, tư nhân trong nước tăng 14,2%, nhà nước giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Sở dĩ có sự phân cực giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là do doanh nghiệp FDI thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động và không bị tác động nhiều bởi những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém của thể chế và chính sách kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp FDI dựa chủ yếu vào thể chế ở bên ngoài để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống luật pháp chi phối các quan hệ hợp đồng được sử dụng từ bên ngoài. Bộ máy quản trị doanh nghiệp là của nước ngoài. Liên kết sản xuất là với các tổ chức bên ngoài. Tín dụng cũng được cung cấp phần nhiều từ các định chế tài chính nước ngoài hay định chế tài chính nước ngoài ở Việt Nam.

Định hướng chính sách 2014 – 2015?

Vậy định hướng chính sách tới đây như thế nào để khắc phục trặc trong khu vực DNNN, DN tư nhân và nông nghiệp? Đây là điều trăn trở của hầu hết các nhà hoạch định chính sách, dù cho tình hình kinh tế vĩ mô đang được nhận định là ổn định: không còn nguy cơ khủng hoảng tài chính và tình hình kinh tế đang cải thiện; lạm phát được kiềm chế; tỷ giá ổn định (nhưng có sức ép); cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.  

Vì vậy, Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng định hướng chính sách hiện tại của Nhà nước là:

(i) Không mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để bung tín dụng, thúc đẩy đầu tư, mà ưu tiên vẫn phải là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô;

(ii) Trong khả năng cho phép, Chính phủ sẽ có các gói chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và kích cầu theo ngành/lĩnh vực cụ thể; Tái cơ cấu, nhưng không dùng nguồn lực thực (tiền thật) của Nhà nước. Đây có thể giải thích tại sao nền kinh tế “không có mục đích” thoát khỏi vòng xoáy suy thoái để tăng trưởng trở lại.

“Chúng tôi khuyến nghị rằng, chúng ta nên dùng tiền thật để tháo gỡ khó khăn và kích cầu. Các tài sản của Nhà nước bán ngay được nên bán, thoái vốn tại DNNN,…, nhằm thu tiền để đẩy ra nền kinh tế tạo cú hích cho tăng trưởng. Hay phải dùng tiền thật ít nhất 50%.” – Ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ.

(iii) Kỳ vọng vào các tổ chức tài chính và doanh nghiệp phi tài chính có thể dùng lợi nhuận của mình nhiều năm trong tương lai để trả nợ dần thay vì phải tái cơ cấu ngay lập tức.

“Với định hướng chính sách tới đây như trên, nền kinh tế sẽ không có đổ vỡ, nhưng giai đoạn 2014 – 2015 tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn chậm như giai đoạn 2012 – 2013” – Ông Nguyễn Xuân Thành.

Vậy doanh nghiệp nên làm gì?

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam là trong ngắn hạn phải có phương án đối phó khó khăn như dòng tiền/thanh khoản mạnh; xây dựng quan hệ khách hàng tốt; kiểm soát chi phí.

Trong dài hạn doanh nghiệp tìm cách bỏ qua thể chế trong nước như các doanh nghiệp FDI đang làm hoặc xây dựng kỹ năng lách rào cản thể chế và khai thác yếu kém thể chế/chính sách trong nước vì lợi của mình.

Q. Nguyễn

Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.