Với tôi, đã qua rồi cái thời điểm mà nhìn đâu cũng thấy các chàng trai quanh mình đi những đôi sneakers đến khăp mọi nơi. Và mùa thu trước xuống phố, tràn ngập xung quanh là những anh chàng trong combat boots và đặc biệt là Dr.Martens – bất kể có phù hợp hay không. Đó cũng là lúc tôi nhận ra rằng phần đông nam giới Việt Nam chưa tận dụng tối đa được kho giày Tây quý báu. Tôi muốn phá bỏ những quan điểm sai lầm như “giày Tây chỉ dùng đi làm” và “cùng lắm có Moccas thì dễ phối đồ” và giới thiệu với các bạn sự đa dạng và phong phú về cách sử dụng giày Tây.
Tôi luôn quan niệm rằng chúng ta phải hiểu những món đồ mình mặc trên người, để có thể phát huy được vẻ đẹp của chúng tới mức tối đa. Hãy bỏ qua cái thời kỳ mà các trang mạng và cửa hàng thời trang quy chụp cho toàn bộ Brogue thành Oxford và Loafers thành Moccas; hãy bắt đầu bằng việc học tên các loại giày Tây cơ bản và tìm hiểu cách phối hợp mỗi loại để đem lại hiệu quả tối ưu.
Tôi đã từng gặp rất nhiều khó khăn khi mua giày cho cha vì từ duy nhất tôi biết là “leather shoes”. Đừng bước vào xe đổ này nhé các bạn. Đời sẽ đẹp hơn rất nhiều khi bạn biết rõ tên loại giầy mình cần mua là gì.
Brogue vs Blutcher
Trước tiên tôi muốn giới thiệu bạn với bạn về Brogue – một mẫu giày quá đỗi quen thuộc mà không phải ai cũng biết tên:
Điểm nhận dạng: giày da đế thấp, mui giầy được ráp bởi nhiều mảnh và quan trọng nhất đôi giày được trang trí bởi nhiều lỗ nhỏ.
Trước đây Brogue chỉ được coi là thích hợp với những buổi đi chơi, hoạt động ngoài trời và không phù hợp với đi làm hay những dịp trang trọng, nhưng ngày nay bạn có thể sử dụng Brogue tại khắp mọi nơi.
Sự đa dạng vè màu sắc, kiểu dáng, độ dài wingtips, giúp bạn có sự lựa chọn nhất trong các loại giầy Tây.
Một loại giầy Brogue mà tôi rất thích là Spectator, sự phối hợp đa dạng giữa các loại da với các màu sắc khác nhau của Spectator cho tôi cảm nhận về một chàng trai sành trong cách ăn mặc và có một chút gì đó quý tộc.
Không cần phải ăn mặc chỉnh chu thế này bạn mới diện được spectators.
Với một đôi Spectator classic màu trắng/đen như thế này, bạn có thể phối với 1 chiếc quần jeans tông xanh đậm, một chiếc áo sơ mi sáng màu, kết hợp với đai đeo quần và mũ beret để đưa vào một chút vintage cho set đồ.
Vậy còn phần đông những đôi giầy hình thành trong giới công sở thì được xếp vào loại nào? Câu trả lời là Blucher
Điểm nhận dạng: giầy da đế thấp hoặc cao, mũi giầy được cắt từ 1 mảnh da thay vì ráp bởi nhiều mảnh như Brogue và cũng không có lỗ trang trí. Tôi không hiểu tại sao hầu hết các bạn nam mới mua giầy đều chọn một đôi giầy Blucher đen phom rộng mũi tù thô như thế này.
Với những đôi Blucher, bạn nên chú trọng hơn vào phom giầy, chất liệu và cách xử lý da và những chi tiết tưởng chừng là nhỏ nhưng sẽ hoàn thiện bộ đồ bạn mặc. Ví dụ như phần tassel ở dây giày, phần viền da đen cho một đôi Blucher màu vang đỏ hay phần đế trái màu
Blucher nâu đỏ mũi nhọn với phần tua rua trang trí ở dây giầy – sự kết hợp tuyệt vời cho các trang phục mùa thu. Đơn giản và dễ áp dụng nhất là phối cùng một chiếc khăn hoặc áo len chui đầu cùng tông.
Oxford vs Derby
Bạn có thể cho tôi biết đâu là một đôi Oxford không?
Quá nản khi rất nhiều người bán giày cũng không biết cách phân biệt các loại giày.
Cùng thuộc dòng giày da xỏ dây nhưng diểm phân biệt một đôi giày Oxford và một đôi Derby chính là phần mui giày
Oxford được khâu khít mui giày trong khi Derby để hở.
Derby: Mui giày thay vì khâu khít đáy sẽ để mở. Điều này giúp Derby dễ đi và cũng thoải mái hơn so với Oxford. Tuy nhiên vì điều này Derby được cho là thích hợp với trang phục thường ngày hơn là công sở.
Đôi Derby màu Tobacco giúp bạn nổi bật trên hàng trăm anh chàng khư khư suy nghĩ cả cây denim thế này phải đi với combat boots.
Bạn là người yêu thời trang, thích thử những sản phẩm mới và thời thượng? Hãy thử một đôi Derby Brogue đính đá với dây giày mũi kim loại như thế này.
Oxford: Mui giày được khâu khít đáy và đặc biệt, lỗ xỏ dây giày và mui dày được khâu ở mặt trong tạo nên một sự chỉnh chu khiến Oxford phù hợp với các sự kiện formal.
Tôi tự hỏi tại sao ở Việt Nam, một đôi giày thế này lại được coi là “ăn chơi” và “không hợp di làm”.
Bạn mặc một bộ suits đẹp đi dự tiệc hay hội thảo thì bạn cần một đôi giày tương xứng với những gì bạn mặc trên người và sự kiện bạn tham dự.
Tuy nhiên không vì lý do này mà bạn chỉ đi Oxford đi tiệc và Derby đi gặp bạn bè. Một đôi Derby đen với chú chút trang trí nhẹ ở mũi giầy như thế này hoàn toàn phù hợp cho đi làm ban ngày và “đi khách” ban đêm.
Hãy quên những đôi giày bánh mỳ thô kệch đi. Bạn hãy nhìn lại toàn bộ số giày phía trên xem điểm chung của những đôi giày này là gì nhé.
Hay như một đôi Oxford phối panel màu đen nhám carbon thế này, trừ khi bạn làm trong ngành thời trang, tôi không khuyên bạn đem em ấy đi làm.
Tôi luôn bị thu hút mạnh bởi sự kết hợp giữa các chất liệu tạo sự tương phản lớn.
Monk
Loại giấy tiếp theo tôi muốn giới thiệu với các bạn là những đôi Monk thời thượng. Những đôi giày không buộc dây mà sử dụng khoá (buckle) như thế này được xếp vào Monk.
Bạn lười buộc dây giày và ghét giày lười?
Những năm trở lại đây, những đôi Monk hai khoá (double-buckle strap) đã trở thành trao lưu mới và tiếp tục làm mưa làm gió trên sàn thời trang thế giới:
Trong vài năm trở lại đây Monk đang dần thế chỗ những đôi giày buộc dây, đặc biệt là Oxford. Tiếc rằng tại Việt Nam những đôi Monk hai khoá thế này lại quá hiếm thấy.
Nếu bạn không thích sự bóng bẩy, bạn có thể chọn sang da lộn.
Lưu ý về da lộn (suede): nếu vô tình bị ướt khi trời mưa bạn nên dùng khăn khô thấm nhẹ bên ngoài và nhét thật nhiều giấy ăn vào trong giầy để thấm hết nước bên trong và giữ không bị hỏng phom nhé.
Loafers vs Moccasins
Loại giầy cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến chính là những đôi giày lười (slip-on shoes) và 2 loại phổ biến nhất ở Việt Nam là Loafers và Moccas. Điều lạ nhất là tôithấy khá nhiều các bạn trẻ hay chọn những đôi giày lười thế này đi làm:
Phom giày bánh mỳ, màu da đen bóng không ra bóng mà mờ không ra mờ, mùi giày bè ra. Ước mơ của tôi là những đôi giày này có ngày tuyệt chủng.
Một điều quan trọng tôi học được chính là: Loafers & Moccas thường ít được sử dụng như giầy công sở. Hai loại giầy này nên sử dụng vào hoạt động đời thường như đi dạo phố, đi shopping hay dùng khi bạn phải lái ôtô đường dài và cần sự thoải mái cao.
Đôi penny loafers đẹp thế này thôi nhưng bạn có thể mặc đi chơi, đi hẹn hò hay dự tiệc nhưng không thể dùng đi họp với đối tác được.
Những đôi loafers với phần trang trí tua rua (tassel) đang trở thành một trào lưu mới trong thời trang giầy nam giới.
Màu vàng mù tạt (mustard) sẽ tiếp tục hot trong mùa thu đông năm nay
Với tôi, giày Tây luôn là nguồn cảm hứng vô tận, là điểm hoàn thiện cho một bộ suits đẹp và cũng là bệ đỡ vững vàng của một người đàn ông. Hãy bỏ ngay tư duy chỉ cần một hai đôi giày da đen là đủ và bắt đầu biến tủ giày của bạn trở nên phong phú hơn với những loại giày phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau, đa dạng hơn về màu sắc và chất liệu và quan trọng hơn cả, hãy nhớ mùa thu này: giầy Tây không chỉ dùng để đi làm.
Có ai nhìn một tủ giày thế này mà không thích không nhỉ?