ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.tapchiamthuc.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Heo sữa siêu nạc đội lốt lợn ‘cắp nách’
Thursday, September 5, 2013 5:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lợn con siêu nạc được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, bán với giá cao gấp 2 lần bình thường nhờ khoác mác lợn “cắp nách”. Hàng đưa về Hà Nội tiêu thụ trong các nhà hàng để lừa thực khách.

Tại Phú Thọ, một trong những địa phương có đặc sản lợn “cắp nách”, loại lợn này đang bị làm rởm để cung cấp cho Hà Nội.

Lợn “cắp nách”, một số nơi gọi là lợn lửng, đặc sản chỉ có ở vùng cao Tây Bắc, do đồng bào dân tộc Dao, Thái, Mông… chăn nuôi theo tập quán thả rông, không dùng thức ăn công nghiệp. Trọng lượng lợn chỉ khoảng 10-15 kg, thịt chắc, thơm, nhiều nạc. Tương truyền lợn nhỏ, người dân thường đi chợ mua một đôi rồi cắp vào nách đưa về nhà nuôi thả vào rừng, nên có tên là lợn “cắp nách”.

Bà Hà ở thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phú Thọ, là một người nuôi lợn bán về Hà Nội dưới mác lợn “cắp nách”. Bà nhanh nhảu giới thiệu: “Lợn ‘cắp nách’ nhà tôi nuôi nhiều lắm, còn bán lợn giống cho cả vùng này. Các nhà hàng ở Hà Nội cũng chuyên lấy hàng từ đây về”. Bà ra giá bán 100.000 đồng một kg, nếu tùy chọn thì là 110.000 đồng một kg.

Hai dãy chuồng lợn được bà Hà ngăn ra thành 5 ngăn, mỗi ngăn nuôi từ 5 đến 8 con. Người phụ nữ bảo: “Lợn ‘cắp nách’ chính tông đấy, thơm ngon lắm”. Giải thích tại sao lợn “cắp nách” lại nuôi tập trung vào một chỗ và cho ăn thức ăn công nghiệp như lợn thường, không nuôi hoang dã, bà chủ trại có vẻ biến sắc rồi giải thích: “Nuôi tập trung vì lợn mới cai sữa”.

Heo sữa siêu nạc đội lốt lợn 'cắp nách'
Đàn lợn sữa được người nuôi tiếp thị là lợn “cắp nách”.

Đi sâu vào trong, hai dãy chuồng nữa được che chắn bằng lều bạt và củi khô, nuôi 4 con lợn nái to khoảng trên dưới 100 kg. Trong đó có một chuồng lợn nái đang cho con bú. Đàn lợn con đang bú không khác gì đàn lợn “cắp nách” mà bà chủ đã “tiếp thị”. Đến lúc này bà Hà cười: “Nếu muốn mua lợn ‘cắp nách’ thật thì giá mắc hơn một chút, 150.000 đồng một kg và phải đợi 30 phút để vào làng bắt. Lợn nhà tôi nuôi ở đây chỉ nhập về cho các nhà hàng ở Hà Nội thôi”.

Theo lời bà Hà, lợn “cắp nách” mà nhà bà đang nuôi thực chất là lợn sữa. Đây là giống lợn siêu nạc, có lông màu đen và giống với lợn “cắp nách”. Vì thế, nếu mới nhìn vào rất khó phát hiện ra. Lợn siêu nạc con sau khi cai sữa được bà nuôi bằng thức ăn tăng trọng, sau một tháng thì có thể xuất được. Để lừa khách hàng, trước khi bán, bà cho lợn nhịn ăn 4-5 ngày. Khi đó lợn đang phổng phao sẽ bị sút cân đột ngột, mõm có vẻ dài ra so với cơ thể, da nhăn lại và lông dài ra, trông giống hệt lợn “cắp nách”.

Lợn “cắp nách” rởm này một phần được bà bán cho những du khách “gà mờ”, còn chủ yếu được các nhà hàng lớn Hà Nội đưa về để chế biến thành đặc sản phục vụ các thực khách với giá cao gấp nhiều lần thịt lợn bình thường.

Heo sữa siêu nạc đội lốt lợn 'cắp nách'
Lợn mẹ đẻ ra đàn con được giới thiệu là lợn “cắp nách”.

“Nuôi được một con ‘cắp nách’ thuần chủng đâu có dễ, nuôi cả năm may ra mới được 12 kg, mà mỗi năm cũng chỉ sinh có 2, thậm chí 1 lứa. Mỗi lứa 3-5 con. Đào ở đâu ra lắm đặc sản thịt lợn ‘cắp nách’ để bán thế. Hầu hết thịt lợn ‘cắp nách’ bày bán ở các nhà hàng cũng đều là lợn sữa siêu nạc này thôi. Mà ở đây hầu như nhà nào cũng nuôi như nhà tôi cả”, bà Hà cho biết.

Sau vườn nhà bà Hà đang nuôi một lợn “cắp nách” mẹ thật, trọng lượng chỉ chừng 12 kg cùng với 4 con lợn con (mỗi con khoảng 4 kg). Bà Hà cho biết đàn lợn này bà đã nuôi được hơn nửa năm nay. Giống lợn “cắp nách” thuần chủng giờ hiếm lắm, đàn lợn này nhà bà đang nhân giống, có trả tiền triệu cũng không bán. Cả huyện chỉ còn vài nhà là còn giống lợn này thôi.

Theo Kiến Thức

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.