ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Khoáng sản ở Tuyên Quang bị đào trái phép, vì sao?
Thursday, September 12, 2013 19:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ năm 2011 đến nay, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp để xiết chặt sự quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản, kiên quyết truy quét tất cả những tụ điểm lớn, nhỏ nếu có hành vi khai thác quặng, vàng trái phép. Còn ở những huyện có điểm nóng về khai thác trái phép, các xã còn cắt cử cán bộ thay phiên nhau canh giữ tài nguyên quốc gia.

Những cuộc ra quân rầm rộ đã làm cho những người dân bỏ khỏi ý tưởng đào quặng trái phép. Thế nhưng, Công ty cổ phần kim loại mầu Tuyên Quang thì vẫn ngang nhiên tổ chức khai thác trái phép tại mỏ thiếc sa khoáng Bắc Lũng, mỏ thiếc Sơn Dương và mỏ wolfram gốc Khu A. Thiện Kế suốt từ năm 2010 đến nay (vì các mỏ này đã hết hạn khai thác từ năm 2008), mà không hề bị các cơ quan chức năng của tỉnh này phát hiện, xử lý.

Bài 1: Đại công trường đào thiếc chưa có giấy phép?

Lâu nay, dư luận tại tỉnh Tuyên Quang rất bức xúc khi họ phát hiện các mỏ thiếc sa khoáng ở Bắc Lũng, nằm trong địa bàn xã Phúc Ứng và mỏ thiếc Sơn Dương tại địa bàn xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, đã hết hạn khai thác từ năm 2008, nhưng Công ty cổ phần Kim loại mầu Tuyên Quang vẫn tổ chức khai thác rầm rộ, mà không hề bị cơ quan chức năng kiểm tra xử lý.

Lán khai thác thiếc tại Bắc Lũng

Theo đó, khi mỏ khai thác khoáng sản đã hết thời hạn khai thác, hay đang thực hiện thăm dò tài nguyên, đúng ra phải dừng mọi hoạt động khai thác, để làm các thủ tục thăm dò, đánh giá lại trữ lượng và chờ Quyết định cấp mỏ theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng, suốt từ đầu năm 2009 đến hết tháng 6/2013, là thời hạn phải tạm dừng các hoạt động sản xuất đối với việc khai thác thiếc sa khoáng tại mỏ thiếc Bắc Lũng xã Phúc Ứng, và mỏ thiếc Sơn Dương xã Kháng Nhật huyện Sơn Dương để phục vụ cho việc thăm dò, đánh giá lại trữ lượng tài nguyên. Quy định là vậy, nhưng ông Dương Đức Công – Giám đốc Công ty cổ phần Kim loại mầu Tuyên Quang vẫn “lách luật” khi tự ý ban hành các văn bản, để chỉ đạo Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng, Xí nghiệp thiếc Sơn Dương tổ chức khai thác quặng thiếc sa khoáng trong phạm vi đang phục vụ thăm dò.

Giám đốc Dương Đức Công đã lập hẳn kế hoạch khai thác hàng năm, rồi giao chỉ tiêu cho các Xí nghiệp phải hoàn thành việc khai thác trái phép. Do đó, nhiều công nhân lão làng biết mình làm vậy là vi phạm pháp luật, nhưng hàng ngày vẫn phải ra khai trường đào quặng trái phép để hoàn thành chỉ tiêu giao khoáng. Có lẽ, việc đào quặng trái phép diễn ra trôi chảy, không bị phản ứng cũng như sự kiểm tra đôn đốc của cơ quan chức năng tỉnh Tuyên Quang, nên công việc khai thác thiếc sa khoáng ở hai mỏ trên cứ diễn ra đều đặn từ năm này qua năm khác.

Theo ước tính, mỗi mỏ luôn có khoảng 100 công nhân chính quy và khoảng 200 lao động hợp đồng thời vụ, họ làm việc tăng tốc để hoàn thành chỉ tiêu do giám đốc Công khoán cho các đơn vị. Tất cả mọi người đều làm việc cật lực, có những hang hố trúng ục thì làm cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao khoáng. Nếu thiếu sản lượng quặng khai thác trái phép, sẽ bị ông Công chỉ đạo giám đốc Xí nghiệp phải xử lý những công nhân không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Công ty.

Mặc dù khai thác khi chưa có giấy phép, nhưng cả hai Xí nghiệp thiếc Sơn Dương và thiếc Bắc Lũng không chỉ khai thác trái phép bằng phương pháp thủ công, mà huy động tới các thiết bị phục vụ khai thác thiếc sa khoáng cũng rất hùng hậu. Chỉ loáng nhìn khu vực các moong khai thác, đã thấy hàng chục chiếc máy xúc, máy ủi, máy bơm bùn, bơm nước, hệ thống điện sản xuất, đường nội bộ, ao đổ thải, sàng tuyển rửa đất đá lấy quặng và các thùng phi chứa đựng dầu vứt ngổn ngang, đủ thấy sức mạnh của việc khai thác ở quy mô lớn đến nhường nào.

Không chỉ hùng hậu về thiết bị, công tác chuẩn bị cho việc khai thác trái phép diễn ra “như thật”, khi các văn bản bàn giao ca kíp sản xuất rất quy lát, công nhân vào khai trường ăn mặc đồng phục lao động, có lô gô mang tên Xí nghiệp sản xuất hẳn hoi, càng cho thấy độ tinh vi trong tổ chức khai thác tài nguyên trái phép của Công ty cổ phần Kim loại mầu Tuyên Quang.

Các moong quặng mới bị khai thác trái phép tại Bắc Lũng

Do đó, nơi nào có quặng thiếc sa khoáng, sẽ được bố trí máy xúc cỡ lớn để đào hố mở moong. Các moong khai thác đều rộng lớn như hồ chứa nước. Đến khi khai thác nhanh gọn số quặng sa khoáng, rồi lặng lẽ chuyển thành moong chứa chất thải rắn, thải lỏng, nhằm che lấp hiện trường đã khai thác trái phép. Không chỉ giao kế hoạch cho từng Xí nghiệp khai thác trái phép tài nguyên, giám đốc Công ty cổ phần kim loại mầu Tuyên Quang còn thường xuyên đến các cơ sở sản xuất, để động viên công nhân gia sức thi đua lao động, đẩy nhanh tiến độ, để việc khai thác trái phép diễn ra đúng theo kế hoạch trên giao. Đồng thời, thực hiện việc luôn chuyển cả những người quản lý “ngại làm trái”, để hạn chế các thông tin khai thác trái phép lỡ bị lộ lọt ra bên ngoài.

Một số công nhân công tác lâu năm tại Xí nghiệp Thiếc Bắc Lũng dẫn chúng tôi đến từng moong bùn đất bê bết, do đã đào quặng thiếc sa khoáng từ năm 2010 đến nay và chỉ dẫn chi tiết: Chỉ trong thời gian cỡ 3 năm (từ tháng 1/2010 đến 6/2013), tại Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng đã mở mới nhiều moong lấy quặng thiếc sâu hoẳm tại các vị trí: C2-16, C2-17, C2-18, C2-19, các hố đào bới và khai thác kiểu cuốn chiếu trên phạm vi rộng lớn, bùn đất đùn ra như một đại công trường vẫn còn đó màu đất, bùn đỏ au.

Cũng theo ước tính thì tổng diện tích đất đã đào đãi thiếc sa khoáng khi chưa được cấp phép tại mỏ thiếc sa khoáng Bắc Lũng, có diện tích rộng khoảng 30 ha, độ sâu trung bình từ 20 đến 30 mét, số quặng thiếc đã lấy đi là bao nhiêu thì những công nhân này không hề biết, vì họ chỉ là những người công nhân làm thuê, hết mồ hôi cũng là lúc hết tiền, nhiệm vụ họ chỉ biết đào bới lấy thiếc lên giao lại cho cấp trên xử lý. Còn sản lượng quặng khai thác thiếc hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, cũng như giá cả thế nào là do các lãnh đạo Xí nghiệp và Công ty ngồi tính toán với nhau, họ ít được biết giá trị thật của tài nguyên quý hiếm này.

Nhà chức trách Tuyên Quang nên làm rõ: Vì sao chưa có giấy phép khai thác thiếc sa khoáng tại Bắc Lũng và Sơn Dương, mà Công ty cổ phần Kim loại mầu Tuyên Quang vẫn tổ chức giao khoán cho các đơn vị thành viên khai thác?

Ngày 5/6/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép khai thác số 866/GP-BTNMT do thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc ký, về việc cho phép Công ty cổ phần kim loại mầu Tuyên Quang được phép khai thác quặng thiếc sa khoáng bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực mỏ Bắc Lũng, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương. Như vậy, từ năm 2009 đến nay, Xí nghiệp thiếc Bắc Lũng đã khai thác khi chưa có kết quả thăm dò về trữ lượng khoáng sản thì việc tính thuế tài nguyên, phí môi trường đối với diện tích đã khai thác ra sao? Trong khi quặng thiếc luôn có giá trị cao, thời điểm cao nhất gần 500 nghìn đồng/kg, ai dám chắc quặng thiếc không bị tẩu tán chót lọt ra ngoài?

Song Hỷ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.