ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Lột xác”… sau sinh nở
Sunday, September 29, 2013 15:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cũng giống như 9 tháng thai kỳ, sau sinh cơ thể mẹ vẫn trải qua rất nhiều thay đổi.

Cơ thể mẹ đã thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Sau khi sinh cũng vậy, cơ thể một lần nữa lại có sự khác lạ. Những thay đổi này là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Các mẹ cùng tìm hiểu để không quá bất ngờ, lo lắng khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng nhé!

Tử cung

Ngay khi sinh con, tử cung mẹ nặng hơn khoảng 15 lần và chứa nhiều hơn ít nhất 500 lần so với trước khi thụ thai. Trong vài phút sau khi bé ra đời, các cơn co thắt sẽ giúp tử cung của mẹ co lại, siết chặt như một nắm tay, sợi cơ đan chéo của nó co thắt lại như khi xuất hiện những cơn đau đẻ.


Thay đổi cơ thể sau sinh là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường (ảnh minh họa)

Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn có thể cảm thấy đỉnh của tử cung sát hoặc dưới rốn một vài đốt ngón tay. Trong một tuần, trọng lượng tử cung chỉ còn một nửa trọng lượng ngay sau khi bạn sinh, khoảng 450g. Sau hai tuần, nó giảm xuống còn hơn 300g và nằm hoàn toàn bên trong xương chậu. Khoảng 4 tuần, tử cung sẽ có trọng lượng gần tương đương như trước khi bạn mang thai. Quá trình này được gọi là co hồi tử cung.

Ngay cả sau khi tử cung co lại và trở lại khung xương chậu, bạn vẫn có thể trông giống như đang mang thai trong vài tuần hoặc lâu hơn sau đó bởi vì cơ bụng của bạn đã được kéo giãn trong thời gian mang thai vì thế nó sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Thường xuyên tập thể dục là cách giúp cơ bụng của bạn săn chắc, thon gọn như trước đây.

Cân nặng sau sinh

Mẹ có thể sẽ không thể lấy lại ngay trọng lượng như trước khi mang thai trong một thời gian ngắn, nhưng có một tin vui đó là mẹ có thể giảm được trọng lượng đáng kể ngay lập tức sau khi sinh.

Tuy nhiên, thời gian để mẹ giảm cần tương đối dài. Lượng mỡ dư thừa sẽ còn tồn tại một thời gian dài, bởi thời gian đầu sau sinh, mẹ vẫn cần nạp đủ chất dinh dưỡng để có đủ sức khỏe cho con bú. Mẹ đã mất 9 tháng mang thai, cơ thể cũng cần một thời gian tương đương để lấy lại vóc dáng. Việc giảm cân sau sinh không thể vội vàng bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thay vì ăn kiêng, cách giảm cân tốt cho mẹ đó là ăn uống lành mạnh, kết hợp với các bài tập thể dụng thường xuyên. Những bài tập nhẹ nhàng dành cho khung xương chậu và cơ bụng giúp vùng bụng sớm phục hồi và ngăn ngừa bệnh đau lưng.


Việc giảm cân sau sinh không thể thực hiện vội vàng (ảnh minh họa).

Bàng quang

Quá trình “vượt cạn” có thể khiến bàng quang sưng tấy tạm thời và mất cảm giác. Có thể mẹ không cảm giác buồn tiểu trong những ngày đầu sau sinh, nhất là khi thời gian sinh nở kéo dài, gây tê ngoài mang cứng hoặc do sinh ngã âm đạo. Tuy nhiên do các chất lỏng khác mà thận đang tiết chế khiến bàng quang mẹ nhanh chóng đầy lên, nên mẹ cần phải đi tiểu thường xuyên cho dù không buồn tiểu.

Nếu có quá nhiều nước tiểu tích tụ trong bàng quang khiến bàng quang trở nên quá căng, điều này có thể gây ra các vấn đề tiết niệu cũng như cản trở tử cung co lại, tăng các cơn đau sau khi sinh do co thắt dạ con và chảy máu. Nếu mẹ không thể đi tiểu trong vòng vài giờ sau khi sinh, các bác sĩ có thể tiến hành thông tiểu bằng cách đưa vào một ống thông để thoát nước tiểu từ bàng quang. Trong trường hợp mẹ sinh một, một ống thông tiểu sẽ được đặt sẵn trong ca phẫu thuật và được giữ nguyên trong một thời gian ngắn sau khi mẹ sinh bé. Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc đi tiểu, cảm thấy đau rát hoặc lượng nước tiểu ít, hãy nói cho y tá để được giúp đỡ bởi bàng quang quá đầy thật sự không tốt cho mẹ.

Âm đạo và đáy chậu

Nếu mẹ sinh thường, âm đạo có thể bị giãn ra so với trước đây. Ngay sau khi sinh, âm đạo vẫn còn kéo giãn, có thể bị sưng và bầm tím. Vài ngày sau đó, chỗ sưng sẽ lặn dần và âm đạo bắt đầu co lại. Trong vài tuần tiếp theo, âm đạo sẽ nhỏ trở lại. Mẹ có thể phục hồi cơ âm đạo bằng cách thường xuyên tập luyện các bài tập Kegel.

Đáy chậu thường sẽ lành nhanh chóng. Tuy nhiên, những trường hợp có vết thương từ cắt tầng sinh môn hoặc rách nghiêm trọng hơn sẽ cần thời gian để lành lại, đặc biệt là nghỉ ngơi tại giường trong hai tuần đầu sau sinh và cần chăm sóc cẩn thận hơn để thúc đẩy quá trình phục hồi. Những mũi khâu trong quá trình điều trị có thể gây đau đớn cho mẹ vài ngày, thậm chí vài tuần. Các bài tập về cơ sàn chậu sẽ có tác dụng giúp giảm sưng và tăng tốc độ chữa lành xung quanh đáy chậu. Nếu quá đau đớn, mẹ có thể dùng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các gói gel lạnh để giảm đau và sưng.

Đợi đến khi đáy chậu hoàn toàn lành lại, không còn cảm giác căng, sưng đau thì mẹ có thể quan hệ tình dục lại hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để hoàn toàn chắc chắn về sức khỏe của mẹ. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể phát hiện ra âm đạo khô hơn trước đây do mức độ estrogen thấp, điều này càng rõ ràng nếu như mẹ đang cho bé bú. Mẹ có thể sử dụng chất bôi trơn để giảm bớt tình trạng này, tuy nhiên mẹ nên sử dụng chất bôi trơn gốc nước, nhất là khi mẹ đang sử dụng phương pháp tránh thai vì chất bôi trơn gốc dầu có thể khiến bao cao su bị thủng hoặc hỏng màng ngăn.

Tiết dịch âm đạo

Tiết dịch âm đạo hay sản dịch là hoàn toàn bình thường trong vòng một hoặc hai tháng sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mô bong ra từ niêm mạc tử cung.

Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sản dịch chứa một lượng lớn máu nên có màu đỏ tươi, nặng nề và trông giống như kinh nguyệt. Khoảng 2-4 ngày sau, sản dịch dần nhạt hơn, chuyển hồng. 10 ngày sau, mẹ sẽ chỉ thấy một lượng nhỏ chất dịch màu trắng hoặc màu vàng trắng và sẽ giảm dần trong 2-4 tuần tới.


Cho bé bú thường xuyên là cách hiệu quả giảm căng tức ngực (ảnh minh họa)

Thay đổi khi mẹ cho bé bú sữa

Thay đổi nội tiết tố sau sinh “nhắc” ngực mẹ tiết sữa. Sau khi sinh, ngực mẹ sẽ tiết ra một ít sữa non được sản xuất trong quá trình mang thai. Đây là những giọt sữa đầu tiên chứa các kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng. Động tác bú sữa mẹ của bé sẽ kích thích sản xuất hoocmon prolactin và oxytocin, kích thích sản xuất sữa.

Một số mẹ cảm thấy đau bụng trong vài lần đầu cho bé bú là do oxytocin cũng gây co thắt tử cung. Khi ngực bắt đầu cho ra sữa, thường là 2-3 ngày sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy ngực nóng, sưng, cứng, cảm giác căng đầy, khó chịu. Hiện tượng căng tức này sẽ được cải thiện trong vòng một đến hai ngày. Cho bé bú thường xuyên là cách để giảm căng tức ngực, trong nhiều trường hợp mẹ sẽ không có cảm giác này nếu cho bé bú sữa ngay từ đầu. 

Thay đổi khi mẹ không cho con bú

Dù mẹ không cho bé bú sữa, ngực mẹ vẫn sẽ bắt đầu sản xuất sữa và ngực căng sữa là điều không tránh khỏi. Điều này sẽ gây khó chịu trong nhiều này. Cơn đau, căng tức có thể lên đến đỉnh điểm 3-5 ngày sai sinh.

Trong trường hợp này, mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ (như một chiếc áo ngực thể thao), chườm túi lạnh lên ngực sẽ giảm bớt sưng và ức chế sản xuất sữa, sử dụng những túi lạnh được bọc vải sẽ bảo vệ da của bạn. Có thể cần mất đến vài tuần để ngừng sản xuất sữa hoàn toàn.

Nếu cần, mẹ có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu cảm thấy cực kì khó chịu, mẹ có thể hút một lượng sữa đủ để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, cách này có thể làm kéo dài quá trình ngừng sản xuất sữa bởi vì kích thích núm vú và thoát sữa sẽ là tín hiệu khiến cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn. Mẹ cũng tránh giữ ngực ấm, nhiệt độ cao cũng có thể kích thích tuyến sữa hoạt động.

Tâm trạng

Tính khí thất thường sau sinh do nhiều yếu tố gây ra như sự thay đổi nội tiết tố, khó chịu trong quá trình sinh nở, thiếu ngủ hoặc bối rối việc chăm sóc bé cũng như điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong vai trò mới. Bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể khiến mẹ cảm thấy hơi ủ dột, buồn rầu, thường bắt đầu từ một vài ngày sau sinh và có thể kéo dài trong một vài tuần.

Nếu cảm giác buồn chán này không tự biến mất trong vài tuần đầu hoặc cảm thấy tồi tệ hơn, chắc chắn mẹ cần gọi cho bác sĩ để hỏi về các triệu chứng của mình. Mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh, đây là vấn đề nghiêm trọng hơn, đòi hỏi cần sự điều trị chuyên nghiệp, khoa học.


Hơn 90% các mẹ gặp phải vấn đề rụng tóc sau sinh (ảnh minh họa).

Rụng tóc

Mái tóc của mẹ có thể dày hơn và ít rụng hơn trong khi mang thai, nhưng sau sinh thì hoàn toàn ngược lại. Đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng sinh lí bình thường và khoảng 90% các mẹ sau sinh đều gặp phải.

Hiện tượng rụng tóc do hoocmon estrogen gia tăng trong thai kỳ khiến cho các chân tóc luôn ở trạng thái nghỉ, chu kỳ mọc tóc và mọc tóc bình thường bị gián đoạn; khi mẹ đã sunh bé, nồng độ estrogen trở lại như cũ, tất cả những sợi tóc bị giữ lại sẽ rụng cùng một lúc. Hiện tượng rụng tóc lên cao điểm khoảng 6 tháng sau sinh và sau đó, chu trình mọc tóc sẽ trở lại bình thường.

Da

Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ. Một số khác thì ngược lại, làn da nhiều mụn khi mang bầu thì nay lại được cải thiện. Nếu mẹ bị nám (những mảng da môi, mũi, gò má, hoặc trán bị sạm đi), tình trạng này sẽ cải thiện dần sau khi sinh và có thể mất hẳn nếu mẹ bảo vệ da cẩn thận khỏi ánh sáng mặt trời. Bất kỳ vết rạn da nào cũng sẽ mờ dần, dù chúng không biến mất hoàn toàn.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.