ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008
Saturday, September 14, 2013 7:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Business Insider điểm lại những khoảnh đáng sợ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ cách 5 năm.

1

Ngày 8/2/2007:

Ngân hàng HSBC cho biết, dự phòng nợ xấu cho năm 2006 sẽ cao hơn 20% so với dự kiến do thị trường nhà đất của Mỹ xuống dốc. Những người bình thường bắt đầu hiểu thế nào là “nợ dưới chuẩn” (subprime).

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 2/4/2007: New Century nộp đơn xin phá sản. Đây là nhà cho vay thế chấp dưới chuẩn lớn nhất ở Mỹ.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính


Ngày 21/6/2007:
Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu cơ của Bear Stearns do hai quỹ này thua lỗ hàng tỷ USD vì đầu tư vào thị trường nợ dưới chuẩn.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 9/8/2007:

Ngân hàng lớn nhất nước Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ ba quỹ đầu tư sau khi những khoản thua lỗ khổng lồ trên thị trường nợ dưới chuẩn của Mỹ khiến thị trường tài chính chao đảo.

“Thanh khoản cạn kiệt tại một số bộ phận của thị trường chứng khoán hóa tại Mỹ dẫn tới không thể đánh giá chính xác giá trị các tài sản, cho dù là về chất lượng hay độ tín nhiệm”, BNP cho biết trong thông báo về việc đóng băng rút vốn này.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 4/9/2007: Libor, lãi suất các khoản vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ở London, đạt 6,7975%, cao nhất kể từ tháng 12/1998.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 24/10/2007:

Merrill Lynch công bố mức lỗ 8,4 tỷ USD trong quý 3, lớn chưa từng có trong lịch sử của ngân hàng đầu tư này, do việc đánh tụt giá trị tài sản đối với các khoản đầu tư vào nợ địa ốc dưới chuẩn.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 31/10/2007: Nhà phân tích nổi tiếng Meredith Whitney dự báo ngân hàng Citigroup sẽ phải cắt giảm cổ tức. Dự báo này trở thành sự thực không lâu sau đó.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Tháng 10-11/2007:

Nhiều giám đốc điều hành (CEO) ở Phố Wall mất chức. CEO Stanley O’Neal của Merrill Lynch và CEO Charles Prince của Citigroup cùng bị sa thải nhưng đem theo những gói bồi thường thôi việc hậu hĩnh. O’Neal (ảnh) được bồi thường tới 161,5 triệu USD.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính


Ngày 11/12/2007:
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống còn 4,25%.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính


Ngày 16/3/2008:
JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns với giá 2 USD/cổ phiếu. FED hỗ trợ tài chính cho thỏa thuận này bằng cách bơm 30 tỷ USD để Bear không lâm cảnh phá sản.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính
Năm 2008: Các công ty bảo hiểm đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các loại chứng khoán nợ dưới chuẩn (CDO) như MBIA bị đánh tụt hạng tín nhiệm và suy sụp. Nhà đầu cơ Bill Ackman (ảnh) được cho là kiếm được 1 tỷ USD nhờ bán khống cổ phiếu của các công ty bảo hiểm như vậy.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 7/9/2008:

Fannie Mae và Freddie Mac, hai tập đoàn cho vay thế chấp nhà chiếm một nửa thị trường nợ địa ốc của Mỹ, được Chính phủ Mỹ tiếp quản để tránh bờ vực sụp đổ.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 14/9/2008:

Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 14/9/2008:

Không may mắn như Merrill Lynch, Lehman Brothers không tìm được khách mua và buộc phải đệ đơn xin phá sản.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 16/9/2008:

Lần thứ hai trong lịch sử, một quỹ thị trường tiền tệ chứng kiến giá trị tài sản ròng (NVA) giảm dưới 1 USD/cổ phiếu. Các nhà đầu tư ở Mỹ ồ ạt rút vốn khỏi các quỹ thị trường tiền tệ vốn được xem là “hầm trú ẩn”. Từ đầu năm 2008 tới thời điểm đó, 140 tỷ USD đã bị rút khỏi các quỹ này.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính


Ngày 17/9/2008:
FED giải cứu tập đoàn bảo hiểm AIG khỏi bờ vực phá sản bằng “phao cứu sinh” 85 tỷ USD.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất  của khủng hoảng tài chính 2008

Mùa thu năm 2008: Những tập đoàn ngân hàng lớn và lâu đời của Mỹ như Wachovia và Washington Mutual lần lượt biến mất do bị thâu tóm bởi các nhà băng khác với mức giá cổ phiếu “rẻ như bèo”.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính


Ngày 29/9/2008: Hạ viện Mỹ bất ngờ “nói không” gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 700 tỷ USD với 228 phiếu chống và 205 phiếu thuận. Thị trường chứng khoán Mỹ ngã quỵ trước kết quả cuộc bỏ phiếu được truyền hình trực tiếp.

Những khoảnh khác tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính

Ngày 13/10/2008:

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson (ảnh) họp với CEO 9 ngân hàng lớn để bàn về các kế hoạch giải cứu. Sau cuộc họp này, Chính phủ Mỹ đã nắm một cổ phần khổng lồ ở Phố Wall. Tổng giá trị của gói giải cứu ước tính lên tới 2,25 nghìn tỷ USD thay vì 700 tỷ USD như kế hoạch đề ra.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Ngày 15/10/2008: Thị trường chứng khoán Mỹ có thêm một ngày đen tối đi vào lịch sử với mức giảm 7,9%.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Ngày 16/10/2008: Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có một bài bình luận đăng tải trên tờ New York Times với tựa đề “Buy American. I Am” (tạm dịch: Hãy mua cổ phiếu Mỹ. Tôi đang mua”). Buffett đã bị các nhà phê bình “ném đá” dữ dội khi thị trường tiếp tục lao dốc sau đó. Nhưng giá cổ phiếu Mỹ gia tăng mạnh trong những năm hậu khủng hoảng đã chứng minh Buffett đúng.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008
Tháng 10/2008: Các nhà bình luận đưa ra những ý kiến đầy bi quan. “Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại suy thoái đang hạ gục một nạn nhân khác: chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ”, tờ Washington Post viết.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Tháng 11/2008-mùa xuân 2009: Khủng hoảng tiếp diễn, thất nghiệp gia tăng. Nhưng cuối cùng, thị trường chứng khoán Mỹ cũng chạm đáy vào ngày 9/3/2009.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Sau đó, các ngân hàng tiếp tục báo lỗ, nỗ lực chống lại những thay đổi trong quy chế giảm sát, và cuối cùng chấp nhận các yêu cầu cao hơn về vốn.

Những khoảnh khắc tồi tệ nhất của khủng hoảng tài chính 2008

Bằng những nỗ lực “vô tiền khoáng hậu” của nhà chức trách Mỹ, thị trường và nền kinh tế Mỹ dần hồi phục.

Nguồn VnEconomy

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.