ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sốt ruột với DN cà phê ôm thuế VAT bỏ trốn
Sunday, September 29, 2013 22:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Chậm xử lý “DN ma” phù phép ôm tiền thuế VAT
Chậm xử lý “DN ma” phù phép ôm tiền thuế VAT
Ngay từ cuối niên vụ 2011-2012, hiện tượng nhiều DN ôm tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) bỏ trốn đã được cảnh báo. Tuy nhiên, suốt một năm qua việc ngăn chặn hiện tượng kinh doanh trái pháp luật này chưa được xử lý triệt để.

Thủ đoạn “hốt bạc” đơn giản

Mánh khóe chiếm dụng thuế VAT cũng không có gì phức tạp. Theo cách thức kinh doanh bình thường, các DN xuất khẩu (XK) cà phê khi mua nguyên liệu từ các đại lý hoặc DN khác sẽ mua theo giá thị trường, đồng thời trả trước cho bên bán 5% thuế VAT nếu bên bán xuất hóa đơn cho họ. Chẳng hạn, giá cà phê thị trường là 40.000 đồng/kg, khi mua hàng các DN XK sẽ phải trả cho bên bán bao gồm cả 5% thuế VAT là 42.000 đồng/kg. Số thuế VAT này sau khi thu được từ bên mua, bên bán sẽ phải nộp lại cho cơ quan thuế để cơ quan thuế hoàn lại cho DN XK theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, mánh khóe xảy ra bắt đầu từ khâu thu mua nguyên liệu. Do hiện nay hầu hết các DN XK cà phê đều phải mua hàng thông qua nhiều tầng nấc trung gian. Vì thế, trong các tầng nấc trung gian ấy xuất hiện những “DN ma”, mục đích hình thành chỉ là để gom hàng của người dân và đại lý, bán hàng cho DN XK rồi ôm 5% thuế VAT hưởng lợi.

Để có được nguồn hàng, các “DN ma” này đẩy giá mua cà phê cao hơn giá thị trường khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg và mua bán với các đại lý nhỏ theo phương thức trả tiền liền, không cần hóa đơn VAT. Song song với việc mua bán không có hóa đơn, các “DN ma” sẽ mua hóa đơn VAT từ các DN ở các địa bàn khác để cân đối đầu vào. Khi bán hàng cho các DN XK, họ sẽ xuất hóa đơn VAT và nhận thêm 5% tiền thuế từ DN XK. Như thế, bản thân các DN ma chỉ mua hàng với giá 41.000 đồng/kg, nhưng họ bán ra 40.000 đồng/kg vẫn có lãi 1.000 đồng/kg, từ phần 2.000 đồng/kg tiền thuế VAT nhận được của DN XK.

Giả sử, một DN ma mỗi tháng mua vào được 500 tấn cà phê và bán hết số hàng này cho DN XK thì họ có thể lời 500 triệu đồng từ thuế VAT khi “bỗng dưng biến mất”. Thực trạng, nhiều DN, đại lý kinh doanh cà phê sau một thời gian hoạt động “ôm” vài chục tỷ đồng tiền thuế VAT đã thu của các công ty XK khi bán hàng rồi biến mất, tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các tỉnh trồng cà phê trọng điểm như: Đắk Lắk, Lâm Đồng…

Thống kê ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy, chỉ tính riêng ở khu vực thị xã Buôn Hồ, thời gian qua đã có khoảng 10 công ty TNHH do thương nhân ở địa phương khác đến đăng ký địa chỉ giả rồi tiến hành thu mua cà phê cao hơn giá thị trường khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg để bán lại cho các công ty XK nhằm trục lợi tiền thuế VAT. Số lượng trục lợi của các công ty này cực lớn, chỉ tính 4 trường hợp DN bị phát hiện, doanh số mua hàng đã lên tới hơn 114,7 tỷ đồng.

Không làm ngay thì “vỡ trận”

Có thể thấy, việc kinh doanh chụp giật, vi phạm pháp luật của các “DN ma” nói trên xuất phát từ những kẽ hở trong chính sách thuế và sự yếu kém trong công tác quản lý thị trường.

Nhìn ở góc độ vĩ mô, Công văn 547/TCT-CS về việc gia hạn nộp thuế VAT của Tổng cục Thuế là một văn bản có tính chất tích cực, thực hiện đúng chủ trương Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dựa vào thời hạn 6 tháng gia hạn chính thức này, cộng với những khoản thời gian gia hạn không chính thức khác (không loại trừ trường hợp có thể đến từ việc “đi đêm” với cán bộ thuế) các DN ma đã tận dụng để trục lợi thuế VAT.

Ở đây, lỗ hổng nằm tại 2 điểm mấu chốt là quản lý đăng ký kinh doanh và

“Theo tôi, nên tạm hoãn việc hoàn thuế trong vòng 1 năm, tính từ tháng 11/2013, xem xét diễn biến thế nào rồi tính tiếp, nếu không thì rất nguy”, ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc CTCP Intimex.

in hóa đơn VAT. Có thể nói, việc cấp giấy phép kinh doanh cho các thương nhân hiện nay đang khá lỏng lẻo. Một thương nhân từ nơi khác đến chỉ cần photo chứng minh nhân dân và đăng ký địa chỉ ảo là có thể thành lập được DN, có quyền tự in hóa đơn VAT. Sau khi các DN này ôm thuế bỏ trốn thì các ngành chức năng tại địa phương mới phát hiện họ đăng ký địa chỉ trụ sở ảo. Điều này chứng minh rằng, cơ quan quản lý cấp phép kinh doanh đã không kiểm soát được thông tin về DN.

Trong khi đó, với quy định cho phép DN được tự in hóa đơn VAT (theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP), việc quản lý in và phát hành hóa đơn của DN đang bỏ ngỏ nhiều cơ hội để các DN “bắt tay” với nhà in nhằm in khống lượng hóa đơn phục vụ mục đích kinh doanh trái pháp luật. Những bất cập nói trên, thực tế không phải các địa phương và các ban ngành chức năng không nhìn nhận thấy. Tuy nhiên, việc xử lý đang quá chậm chạp. Các địa phương ngoài việc “ngăn sông cấm chợ” để giảm thiểu trường hợp móc nối giữa các “DN ma” trong việc mua bán hóa đơn khống thì chưa có giải pháp nào xử lý triệt để các trường hợp này.

Rõ ràng, nếu không sớm giải quyết được vấn nạn trên thì ngành cà phê Việt Nam có nguy cơ mất thị phần lớn trên thị trường quốc tế trong niên vụ mới. Bởi mới đây, với quy trình “kiểm trước – hoàn sau”, nhiều DN XK cà phê lớn đã chính thức thông báo rằng, nguồn vốn kinh doanh của họ đang bị tắc hàng chục tỷ đồng vì đã trót nộp thuế VAT mà không biết bao giờ được hoàn trả lại. Với món nợ xấu lên đến 8.000 tỷ đồng, trong khi phải gánh thêm “loạt đạn” hàng trăm tỷ đồng từ thuế VAT, có thể trong niên vụ tới các DN XK cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ nần và đứng trước nguy cơ phá sản.

Theo Bình Thạch

Thời báo ngân hàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.