ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Xiết chặt’ người đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp
Sunday, September 15, 2013 0:41
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện và lấy ý kiến Dự thảo Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC. Đây được coi là khung pháp lý quan trọng để quản lý và phát huy vai trò của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ăn cây táo, rào cây sung

Đã có những câu chuyện xảy ra theo kiểu “ăn cây táo, rào cây sung” của một số trường hợp người đại diện phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian qua. “Mỗi cây mỗi hoa”, nhưng tựu chung không ít các trường hợp rơi trong tình cảnh “tức mà chẳng làm gì được”!

Mấy năm trước, tại một doanh nghiệp ở Hà Nội, giám đốc của doanh nghiệp này là người đại diện phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp đã không thèm nghe lời của chủ sở hữu – cụ thể là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC, không bỏ phiếu trong đại hội cổ đông theo chỉ đạo của SCIC để đảm bảo lợi ích và nhiệm vụ bảo toàn đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không thực hiện các chỉ đạo của SCIC….

Nữ tướng Vinamilk Mai Kiều Liên, người đại diện 45% phần vốn Nhà nước tại DN khủng này.

Nguyên nhân được chỉ ra là, do doanh nghiệp đang bên bờ vực khó khăn, SCIC thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, tìm đối tác có năng lực và kinh nghiệm đầu tư vào để vực dậy doanh nghiệp này. Điều này cũng có nghĩa “cái ghế” giám đốc của vị đại diện của SCIC ở doanh nghiệp này có thể bị chuyển giao cho đối tác khác.

Vì vậy vị giám đốc này đã không những không thực hiện chỉ đạo của SCIC, mà còn thực hiện các cách thức chống phá. Sự việc phải kéo dài tới mấy năm sau mới được giải quyết, nhưng trong thời gian này SCIC cũng không thể thực hiện quyền của mình để thay người đại diện, rút bỏ quyền đại diện… mà phải có sự vào cuộc của các cơ quan pháp luật.

Cũng có trường hợp đã gây nên những mối nghi ngờ đặt ra cho cả SCIC và người đại diện, như trường hợp sau đây. Tuy không phải là trường hợp hy hữu, nhưng trường hợp này cũng thuộc hiếm có đã xảy ra:

Lương khủng, quá tuổi vẫn tại vị…

Ở một công ty nọ – vốn là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, hiện đang “làm nên ăn ra”, doanh thu và lợi nhuận thuộc hàng hấp dẫn bậc nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.

Thế nhưng một câu chuyện được coi là bất hợp lý được dư luận đặt câu hỏi quan tâm, đó là tại sao vị CEO của công ty này đã hết tuổi (theo qui định của nhà nước), nhưng vẫn chưa được nghỉ hưu theo qui định? Rồi vẫn tiếp tục phải nắm giữ cả chức chủ tịch hội đồng quản trị, lẫn kiêm cả chức tổng giám đốc (một số trường hợp khi đến tuổi nghỉ hưu thì chuyển sang làm chủ tịch hội đồng quản trị và thôi chức giám đốc)?

Trong khi đó, phần vốn nhà nước tại công ty này chiếm tới gần một nửa. SCIC là một công ty nhà nước, thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao. Vị CEO này là người đại diện phần vốn của nhà nước tại công ty này, được SCIC ủy quyền. Phải chăng do vị CEO này tuy là người của nhà nước, nhưng không thuộc đối tượng được áp dụng các qui định của nhà nước về chế độ hưu?

Về tuổi tác, vị CEO này đã vượt khung 5 năm, nhưng hiện vẫn là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, vẫn phải nắm giữ chức năng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong điều hành và quản lý.

Liên quan trong vụ một số CEO công ty nhà nước nhận lương “khủng” vừa phải bị kỷ luật, đã có những ý kiến liên hệ đến việc nhận thù lao, lương thưởng của vị CEO này. Theo dư luận thông tin, vị CEO này hiện có mức lương chính thức chênh lệch cao hơn với mức lương cán bộ, công nhân viên trong công ty trung bình tới hơn 60 lần.

Ngoài ra, có một số thu nhập khác như chương trình phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên của công ty, thì riêng vị CEO này được ưu đãi tới 11% tổng số ưu đãi dành cho gần 5.000 cán bộ nhân viên toàn công ty và giá trị qui thành tiền mà vị CEO này được “ưu đãi bỏ túi” từ cổ phiếu ưu đãi lên tới 60 – 70 tỷ đồng!?

Trước những trường hợp như vậy, đã có ý kiến cho rằng, cần có quy định cụ thể để tránh bất công xã hội. Cụ thể là không để tình trạng cá nhân lạm dụng vốn của nhà nước để hưởng lợi công khai, nhất là trong một cơ chế mới như giao quyền đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay.

Theo Tài chính Việt Nam

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.