Hơi thở có mùi sẽ khiến bạn mất tự tin, đặc biệt trong khi giao tiếp. Hơi thở hôi xuất phát từ các chất khí được tạo ra bởi vi khuẩn tích tụ trong miệng, trên nướu, răng và lưỡi. Những chất khí này có chứa lưu huỳnh gây ra mùi hôi khó chịu. Để điều trị chứng hôi miệng, ngoài việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng cách đơn giản dưới đây.
Đến gặp nha sĩ. Nếu hơi thở hôi kéo dài có thể do nguyên nhân bệnh lý nào đó. Chẳng hạn như sâu răng tạo ra mùi hôi miệng. Vì vậy để chữa trị tận gốc chứng bệnh này cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa.
Kiểm tra mũi. Một nguyên nhân chính khiến hơi thở hôi là do dịch tiết có mùi hôi từ mũi. Nhiễm trùng xoang, hoặc sự xuất hiện của vi khuẩn trong mũi và xoang cũng có thể tạo ra mùi khó chịu. Sử dụng nước muối nhỏ mũi có thể giúp làm giảm bớt vấn đề này, tuy nhiên nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì tốt nhất bạn nên đến gặp chuyên gia tai mũi họng.
Sỏi amidan. Amidan là những mô bạch huyết ở mặt sau của cổ họng với đường nứt nơi mà vi khuẩn có thể cư trú. Nếu những vi khuẩn và mảng bám tích tụ lâu có thể hình thành sỏi amidan gây ra chứng hôi miệng. Nếu amidan to tích tụ nhiều sỏi thì nên cắt bỏ.
Thực phẩm có mùi. Các loại thực phẩm như tỏi và hành tây có thể khiến hơi thở hôi. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng bạc hà hoặc nước súc miệng, hoặc tránh các thực phẩm này.
Kiểm tra dạ dày. Nếu hơi thở hôi kéo dài, vấn đề có thể ở dạ dày. Dạ dày gây hôi miệng do trào ngược axit. Trường hợp này có thể được điều trị bằng thuốc kháng axit và các loại thuốc khác.
Theo ANTĐ
2013-10-29 18:48:39
Nguồn: http://giadinh.net.vn/suc-khoe/5-cach-danh-bay-hoi-tho-hoi-20131030093924962.htm