ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
7 điều cấm đối với phụ nữ vô lý nhất quả đất
Tuesday, October 29, 2013 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ ba 29/10/2013 15:00

Phụ nữ Ả Rập Saudi đã biểu tình bằng cách lái xe ô tô vào hôm thứ Bảy để phản đối luật cấm cấp giấy phép lái xe đối với phụ nữ. Tuy nhiên, họ chưa phải là những người chịu đựng những luật cấm trời ơi đất hỡi nhất trên thế giới.

Những người phụ nữ trong một cuộc biểu tình ở Yemen.

Những người phụ nữ Ả Rập Saudi đang cố gắng để chống lại không chỉ luật cấm lái xe, mà còn vô vàn những điều luật khác nữa tồn tại từ rất lâu đời dựa trên những phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, họ chưa phải là quốc gia có chỉ số phân biệt giới tính lớn nhất thế giới, phía sau họ còn rất nhiều nước. Diễn đàn Kinh tế thế giới vừa công bố một bảng xếp hạng về các vấn đề khoảng cách giới tính năm 2013, trong đó, Ả Rập Saudi xếp thứ 10 từ dưới lên. Các quốc gia khác bao gồm: Mali, Ma-rốc, Iran, Bờ Biển Ngà, Mauritania, Syria, Cộng hòa Sát, Pakistan và Yemen.

Vi phạm nhân quyền phụ nữ không hạn chế chỉ ở Bắc Phi, Tây Phi hay Trung Đông, mặc dù đó là những nơi mà người ta có xu hướng nghe những câu chuyện như vậy thường xuyên nhất. “Có nhiều sự việc nghiêm trọng đã vượt ra khỏi hệ thống giám hộ hợp pháp”, Rothna Begum, nhà nghiên cứu theo dõi quyền của phụ nữ ở Trung Đông và Bắc phi của nhóm vận động Nhân quyền cho biết.

Có những luật cấm rất vô lý đối với phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á cho đến châu Mỹ Latinh.

Ấn Độ: Các quy định an toàn đường phố không được áp dụng cho phụ nữ. Ở một số bang của Ấn Độ, phụ nữ ngồi trên xe máy không được bảo vệ bằng mũ bảo hiểm, khiến cho mỗi năm số phụ nữ bị thương hoặc chết vì tai nạn giao thông lên đến hàng ngàn người. Những người ủng hộ lệnh cấm nói rằng họ chỉ cố gắng để bảo vệ tóc một cách cẩn thận theo kiểu làm đẹp của phụ nữ chứ không phải là phân biệt giới tính.

Yemen: Một người phụ nữ được coi chỉ là một nửa nhân chứng. Đó là một đạo luật pháp lý ở Yemen. Theo một báo cáo tự do của các nhà nghiên cứu trong năm 2005, phụ nữ “không được công nhận là một pháp nhân đầy đủ trước tòa”. Tức là, lời nói phụ nữ độc thân không được công nhận, trừ phi được một người đàn ông đứng ra đảm bảo. Nếu một nam giới phủ nhận trong một tình huống hoặc địa điểm cụ thể, lời nói của phụ nữ sẽ bị chối bỏ tính xác thực. Và phụ nữ không thể làm chứng ở tất cả các trường hợp ngoại tình, phỉ báng, trộm cắp hoặc gian dối.

Arap Saudi và thành phố Vatican: Phụ nữ không được bỏ phiếu. Đây là một luật cấm đáng kinh ngạc ở Ả Rập Saudi, mặc dù một sắc lệnh hoàng gia ban hành trong năm 2011 sẽ cho phép phụ nữ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào năm 2015. Thành phố Vatican cũng chỉ cho phép đàn ông bỏ phiếu.

Ecuador: Phá thai là bất hợp pháp. Phá thai từ lâu đã bị cấm đối với tất cả mọi người. Đây là một luật lệ “ngu ngốc” và các chính trị gia nước này đang xem xét một chính sách thay thế.

Ả Rập Saudi và Ma-rốc: Nạn nhân hiếp dâm có thể bị kết tội. Nhiều người, nhiều quốc gia không bảo vệ các nạn nhân của hiếp dâm, một số nước thậm chí còn trừng phạt những người phụ nữ rời khỏi nhà mà không đi cùng với một người đàn ông quen biết. Các quốc gia này còn phạt phụ nữ đi một mình với đàn ông lạ hoặc phụ nữ độc thân mang thai. Trường hợp nổi tiếng nhất là “cô gái Qatif” ở Ả Rập Saudi, hay vụ tự tử của cô gái 16 tuổi có tên là Amina Filali ở Ma-rốc sau khi thẩm phán buộc cô phải kết hôn với tên đã hiếp dâm mình để phù hợp với luật lệ quái ác kể trên.

Yemen: Phụ nữ không được rời khỏi nhà mà không có sự cho phép của chồng, cha, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.

Ả Rập Saudi: Phụ nữ không thể lái xe.

Theo báo cáo khoảng cách giới tính gần đây nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, sự bình đẳng đã gia tăng mặc dù vẫn còn rất khiêm tốn ở Trung Đông. Bà Begum cho biết đã có nhiều tác động yêu cầu cần phải thay đổi nhiều hơn để bảo vệ phụ nữ. “Phụ nữ ở Saudi Arabia có học vấn cao và đủ điều kiện”, bà nói, “Họ không muốn bị bỏ rơi trong bóng tối”.

Minh Anh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.