>>> Phát hiện cách khắc họa “ông Trời” của người cổ đại
Ảnh: tierraspatagonicas.com
Những phát hiện này làm thay đổi lý thuyết khảo cổ học cho rằng các nghệ sĩ cổ đại là đàn ông, họ ghi lại các chiến tích và hình họa của các loài thú như bò rừng, tuần lộc, ngựa và voi ma mút… Nhà khảo cổ học Dean Snow tại Đại học bang Pennsylvania đã thực hiện nghiên cứu của mình từ một thập niên trước, nối tiếp công trình của John Manning, nhà sinh vật học người Anh cho rằng ngón tay của đàn ông và phụ nữ có độ dài tương đối khác nhau.
Hình ảnh bàn tay đầy màu sắc được tìm thấy trong hang động nổi tiếng Pech Merle ở miền nam nước Pháp. Snow nói với tạp chí National Geographic rằng thoạt đầu nhìn vào ông cho rằng đó là bàn tay đàn ông, nhưng qua nghiên cứu của Manning thì đó chắc chắn là dấu bàn tay phụ nữ. Một thuật toán qua máy tính với dữ liệu về bàn tay của người châu Âu đã chỉ ra 75% những bàn tay nghệ thuật in trên hang động là giới nữ. Phát hiện này cho thấy vai trò phụ nữ trong xã hội thời tiền sử là lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Theo Daily Mail thì hình ảnh các dấu tay trong hang động có cách đây 12.000 – 40.000 năm; không chỉ được tìm thấy ở Pháp mà còn có ở Tây Ban Nha, châu Phi, Úc, Argentina và Borneo. Tuy nhiên phát hiện này vẫn còn gây tranh cãi vì Giáo sư R.Dale Guthrie thực hiện nghiên cứu tương tự lại cho rằng đó là dấu tay của trẻ vị thành niên.
2013-10-14 01:24:09
Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/khao-co-hoc/49625_Bi-an-dau-tay-trong-hang-dong-xa-xua.aspx