ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bí ẩn kẻ ám sát Obama đến các vụ thủ tiêu Tổng thống Mỹ
Tuesday, October 8, 2013 0:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thông tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phá vỡ thành công âm mưu ám sát tổng thống Mỹ ông Barack Obama của nghi phạm Glendon Scott Crawford (49 tuổi) ở thành phố New York, và bạn của ông ta tên Eric J. Feight (54 tuổi) ngày 19/6/2013 làm chấn động toàn nước Mỹ, theo đài ABC của Mỹ.

Nguồn tin từ FBI cho biết, Glendon Scott Crawford, 49 tuổi, sống ở Galway, New York đã dành cả tháng trời để thiết kế và xây dựng một hệ thống phóng tia X-quang cực mạnh, đủ tạo ra lượng bức xạ gây chết người. Thêm vào đó, thiết bị này hiện đại tới mức, nó có thể được kích hoạt từ xa. Để tìm kiếm sự giúp đỡ, Crawford tuyển dụng Eric J. Feight, 54 tuổi ở Hudson tham gia chế tạo vũ khí.

Quá trình điều tra đã làm rõ, nghi phạm Glendon Scott Crawford đã dành cả tháng trời để thiết kế và xây dựng một hệ thống phóng tia X-quang cực mạnh, đủ tạo ra lượng bức xạ gây chết người. Nguy hiểm hơn, thiết bị này có thể được kích hoạt từ xa và người bị tấn công không hề hay biết rằng mình vừa hấp thụ một liều phóng xạ có thể gây chết người cho đến khi các tác hại của nó bắt đầu bộc lộ.

Ngay sau khi cả hai đối tượng trên bị bắt giữ, FBI đã phát hiện ra loại vũ khí nguy hiểm này bên trong một chiếc xe tải. Các chuyên gia vũ khí xác nhận, thiết bị này có khả năng hoạt động và đủ sức gây chết người.

Theo ABC News, Crawford đã thiết lập một hệ thống bức xạ tự động để tiêu diệt “mục tiêu” bằng cách kích hoạt nổ từ xa. Theo điều tra, mục tiêu của Crawford nhằm vào một tổ chức Hồi giáo và một “nhân vật chính trị”. Một nguồn thạo tin khẳng định mục tiêu chính trị chính là tổng thống Obama.

Ảnh đối tượng Glendon Scott Crawford bị FBI bắt giữ.

FBI cho biết, Crawford là thành viên của nhóm phong trào cánh tả Ku Klux Klansman và Nhà hoạt động của Đảng Trà (Tea Party). Các nghi can biết nhau khi làm việc chung tại hãng General Electric ở Schenectady, New York, nơi nghi phạm Crawford làm thợ máy còn Feight là kỹ sư. Crawford mất nhiều tháng liền để chế tạo loại súng phóng xạ chết người này và để tìm kiếm sự giúp đỡ, Crawford chiêu mộ thêm người bạn Feight để phối hợp thực hiện âm mưu. Feight đã đồng ý thiết kế bộ điều khiển từ xa cho vũ khí của Crawford.

ABC News dẫn hồ sơ tòa án cho thấy Crawford đã tìm cách chế ra một cỗ máy mà ông ta cho rằng có khả năng phóng ra luồng bức xạ gây chết người một cách bí mật và được điều khiển từ xa. Theo bản thiết kế do cảnh sát thu được, nạn nhân không hề cảm thấy gì và tác dụng chết người chỉ bắt đầu phát tác vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau đó. Crawford gọi phát minh chết chóc của mình là “Công tắc Hiroshima” (ý nhắc đến quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945 ) và tuyên bố: “Bất cứ mục tiêu nào có hô hấp cũng sẽ chết vào sáng hôm sau”. Theo cáo trạng, hai người dự tính giấu thiết bị vào xe tải để có thể dễ dàng tấn công cơ động các mục tiêu.

Tờ 20 minutes dẫn lời thanh tra Geoffrey Kent cho hay bị cáo Crawford “đặc biệt lựa chọn mục tiêu là người Hồi giáo và một vài cá nhân cũng như nhóm khác”. Ông này còn muốn giết Tổng thống Obama vì cho rằng “ông ta để người Hồi giáo tràn ngập nước Mỹ”. Trong một tin nhắn ngày 15/4, thời điểm xảy ra vụ đánh bom thảm khốc trên vạch đích đường chạy marathon ở Boston do FBI thu thập,  Crawford giận dữ viết: “Chính sách về nhập cư Hồi giáo của Obama đã gây ra vụ khủng bố Boston” (vụ đánh bom ở thành phố Boston hồi tháng 4 do anh em người gốc Chechnya và theo Hồi giáo gây ra).

FBI bắt đầu theo dõi Crawford từ đầu năm sau khi hắn đến một hội đạo Do Thái ở New York để yêu cầu tài trợ cho công nghệ có khả năng “tiêu diệt kẻ thù của Israel khi chúng đang ngủ”. Sau đó, hội đạo lập tức báo cảnh sát và trong vòng 6 tuần, FBI bí mật theo dõi điện thoại, thư điện tử của nghi phạm, theo tờ The Albany Times.

Miệt thị người Hồi giáo là “rác thải y tế” và “thứ cặn bã” đồng thời nhạo báng Tổng thống Obama là “kẻ phản bội hèn hạ”, Crawford đã tiết lộ kế hoạch đưa tất cả những người này vào tầm ngắm. Do không được hội đạo trên phản hồi, Crawford lại gặp một lãnh đạo cấp cao của tổ chức cực hữu da trắng KKK ở Bắc Carolina. Ông này cũng lập tức thông tin cho FBI và trong vài tuần, hai đặc vụ chìm tiếp cận Crawford dưới danh nghĩa là thành viên KKK.

Các đặc vụ liên tục gặp Crawford và Feight, đưa cho hai nghi phạm 1.000 USD cũng như cung cấp thông tin về những máy phát tia X công nghiệp có thể phù hợp với yêu cầu thiết kế của vũ khí. Vào ngày 18/6, hai nghi phạm hẹn gặp nhau để hoàn tất việc chế tạo vũ khí ám sát thì bị FBI phục sẵn và tóm gọn cả hai.

FBI cáo buộc  Crawford và Feight đã hợp tác để chế tạo một  thiết bị súng lazer điều khiển từ xa có khả năng bắn tia bức xạ chết người. Nạn nhân sẽ không chết ngay lập tức mà còn có khả năng lái xe về nhà, ngủ một giấc và mọi thứ kết thúc vào sáng hôm sau. “Cơ quan hô hấp sẽ ngừng hoạt động vào sáng hôm sau”, Crawford, 49 tuổi tiết lộ với một nhân viên FBI chìm. Cỗ máy chết người được mô tả là được gắn trên một chiếc xe tải.

Hiện hai đối tượng này đã ra hầu tòa và bị truy tố với cáo trạng cung cấp vật liệu hỗ trợ khủng bố. Nếu bị phán quyết là có tội, chúng sẽ phải chịu mức án tù tối đa là 15 năm với mức phạt 250.000 USD và 5 năm thử thách. Thắc mắc lớn nhất trong vụ này là cuối cùng thiết bị phát tia bức xạ có thể giết người như kế hoạch của Crawford hay không.

ABC News dẫn lời giới chức FBI và công tố viên John Duncan khẳng định: “Theo cuộc điều tra của chúng tôi, nếu được hoàn thành, thiết bị này có thể vận hành và có khả năng gây chết người”. Tuy nhiên, tiến sĩ Fred Mettler, đại diện của Mỹ tại Ủy ban Khoa học LHQ, cho rằng ít có khả năng một thiết bị như vậy có thể hoạt động được.

Bức xạ có thể được điều chỉnh tập trung vào một khu vực nhỏ, như trong điều trị ung thư nhưng các máy gia tốc đi kèm cần nguồn năng lượng khổng lồ và rất khó thu nhỏ đủ để giấu trong xe tải. Hơn nữa, mục tiêu phải đứng yên trong một thời gian đủ lâu để nhiễm xạ. Bộ Tư pháp Mỹ đã trấn an dư luận rằng thiết bị mà bọn chúng thiết kế và chuẩn bị đưa vào sử dụng này “không phải lúc nào cũng hoạt động được và không gây nguy hiểm cho cộng đồng”.

Vụ ám sát Tổng thống Kennedy và bức màn bí ẩn

Vụ ám sát “hụt” Tổng thống Obama làm nhiều người hồi tưởng đến vụ ám sát tổng thống Kennedy, vụ ám sát khiến cả thế giới bàng hoàng. Đã năm mươi năm trôi qua, kể từ ngày Tổng thống lừng danh một thời của Mỹ là Kennedy bị ám sát. Cho đến hôm nay, tuy bức màn khá bí ẩn phủ lên vụ án này đã được vén lên và sáng tỏ phần nào nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn và những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Trong một dịp lễ quan trọng vào ngày 22/11/1963, khoảng 12h30, chiếc xe limousine chở Tổng thống Kennedy từ từ tiến vào quảng trường Dealey Plaza. Đi cùng xe với tổng thống có Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy, thống đốc bang Texas John Conally và phu nhân. Khi xe tới góc đường giữa phố Houston và Elm, thì tổng thống Kennedy đã bị bắn. Các nhân chứng cho biết nghe thấy 3 tiếng súng nổ.

Hầu hết những người có mặt khi đó đều không cho rằng tiếng nổ đầu tiên phát ra xuất phát từ một khẩu súng do vậy đám đông, Tổng thống và đội vệ sĩ không có chút phản ứng nào. Không gian ồn ã khi ấy làm người ta lầm tưởng âm thanh đó chỉ là tiếng pháo nổ ngay sau khi Tổng thống vẫy tay chào những người dân ở thành phố Dallas.

Mãi cho tới khi tiếng nổ thứ 2 phát ra, Tổng thống Kennedy, thống đốc bang Texas, John Connally và phu nhân Tổng thống mới nhìn trước ngó sau xem điều gì đang diễn ra. Riêng Connally, một thợ săn kinh nghiệm và cũng là cựu chiến binh từ Thế chiến thứ 2, nhận ra rằng đó là âm thanh phát ra từ một khẩu súng trường song đó cũng là lúc ông gục xuống vì viên đạn đi trúng vào lưng. Nghe thấy tiếng kêu thất thanh của chồng, bà Connally theo phản xạ quay đầu về phía phải và thấy Kennedy đang dùng tay ôm cổ họng. Mọi người chưa kịp định thần thì một tiếng nổ khác lại vang lên, viên đạn găm vào đầu Tổng thống làm máu, não và mảnh xương sọ văng khắp chiếc xe limousine.

Nhân viên bảo vệ đi cùng xe Tổng thống không có bất cứ phản ứng gì, chỉ có Clint Hill, một mật vụ từ xe sau nhảy lên bậc để nhảy lên xe để bảo vệ tổng thống. Trong khi đó phu nhân tổng thống, bà Jacqueline run lên bần bật, hoảng hốt gào thét: “Trời ơi, chúng giết chồng tôi rồi. Não anh ấy đang trong tay tôi”. Mọi chuyện diễn ra chỉ trong vòng khoảng 20 giây và chiếc xe chở Tổng thống Kennedy ngay lập tức tăng tốc, đưa những người bị thương tới bệnh viện Parkland Memorial.

Xe của tổng thống sau đó tăng tốc tiến tới bệnh viện Parkland, ông được đưa vào phòng cấp cứu số 1 lúc 12h43, bác sĩ Grossman và Clark – hai chuyên gia hàng đầu về giải phẫu thần kinh có mặt lúc 12h48.  Căn phòng cấp cứu chật cứng người nhưng không khí im lặng một cách đáng sợ. Tất cả các chuyên gia giỏi nhất về mổ, giải phẫu thần kinh, gây mê, tiết niệu, răng miệng và tim mạch đã được gọi đến khu vực cấp cứu nhưng họ trao đổi với nhau rất ít.

Bác sĩ Grossman hồi tưởng: “Tôi nghĩ tất cả mọi người đã thực sự bị sốc”. Bác sĩ Clark và Grossman đặt đầu Kennedy xuống giường và bắt đầu các biện pháp nhằm cố giành giật người đứng đầu Nhà Trắng từ tay tử thần. Nhưng mọi nỗ lực đã vô hiệu, họ đã không thể làm cho trái tim của ông đập trở lại. Sau khoảng hơn 10 phút, đến 1h chiều thì bác sĩ Kemp Clark thông báo: Tổng thống Kennedy đã qua đời. Còn Connally, vị thống đốc ngồi cùng chiếc limousine với Tổng thống cũng bị thương nặng nhưng vẫn được cứu sống.

Khoảng sau 2h chiều một lát, xác của Kennedy được đưa về chuyên cơ Tổng thống Air Force One để về Washington, D.C.. Sợ bị tấn công bất ngờ giống như trước đó ít giờ nên trong suốt con đường từ bệnh viện tới sân bay, phó tổng thống Lyndon Baines Johnson nằm úp sấp xuống gối ở phía sau của chiếc limousine, sau khi ra lệnh cho một sĩ quan nằm đè lên người ông. Trên chiếc trên Air Force One sau khi chiếc máy bay rời phi trường Love Field, theo đúng hiến pháp Hoa Kỳ, phó tổng thống Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống.

Quay trở lại với hiện trường vụ án, James Tague, một nhân chứng và cũng là người đứng trong đám đông khi đó đã bị một vết thương nhỏ bên gò má phải. Theo mô tả của James Tague về góc độ mình đứng so với vị trí mà Tổng thống Kennedy bị bắn, các thám tử đã khoanh vùng được vị trí bắn ra của viên đạn. Các nhân chứng về vụ ám sát Tổng thống Kennedy nói rằng, họ nghe thấy những tiếng súng phát ra từ đằng sau một hàng rào gỗ ở Grassy Knoll và từ Trường lưu ký sách Texas (TSBD).

Cảnh sát điều tra những nghi vấn này và trong quá trình điều tra ở TSBD, họ khám phá ra trên sàn nhà tại một trong 6 tầng lầu có ba vỏ đạn rỗng. Họ cũng tìm thấy một khẩu súng trường Mannlicher-Carcano giấu bên dưới đống hộp. Đồng thời lúc đó, tại Dallas, lúc 14h, một nhân viên của Kho sách giáo khoa, Lee Harvey Oswald, bị bắt trong một rạp chiếu phim. Tên này vừa bắn chết một nhân viên cảnh sát. Vào 14h30, cuộc thẩm vấn đầu tiên với tên này bắt đầu.

Ban đầu hắn chỉ bị buộc tội giết chết Tippitt – nhân viên cảnh sát, nhưng vào 1h30 sáng hôm sau, Lee bị buộc tội ám sát tổng thống. Tuy nhiên, Oswald luôn miệng từ chối âm mưu ám sát Tổng thống Kennedy. Hắn nói rằng mình chỉ là một “Pasty” (một từ lóng được bọn mafia dùng để thiết lập lệnh trừng phạt ai đó).Không một ai biết cảnh sát Dallas đã bắt được thủ phạm.

Nhưng, chủ nhật, ngày 24/11, vào lúc 11h20, khi Oswald được chuyển nhà giam, chủ hộp đêm Dallas, Jack Ruby, đã bắn chết tên này bằng một viên đạn, giữa vòng vây của 70 cảnh sát, ngay trên hành lang của tòa chánh cảnh sát thành phố. Vào 13h07, Lee Harvey Oswald chết trong phòng cấp cứu của bệnh viện Parkland Memorial, nơi Tổng thống Kennedy chết hai hôm trước.

Có 9 bộ phim được quay ngày hôm đó tại Dealey Plaza. Hai trong số nổi tiếng nhất, là bộ phim của Abraham Zapruder và của Orville Nix. Khi quay phim, Abraham Zapruder đứng trên bệ một tượng đài bằng bê tông gần gò đất trồng cỏ. Ông quay liên tục theo từng phát súng và chính tai nghe những tiếng nổ từ phía sau lưng. Ông bán đoạn phim cho Tạp chí Life, mặc dù ngay sau đó một thời gian, CIA đã chiếm quyền sở hữu.

Cuốn phim này cho thấy Tổng thống đưa tay lên đỡ cổ ngay khi trúng phát đạn đầu tiên, đầu Tổng thống bị hất mạnh về phía sau bởi viên đạn cuối, máu và những mẩu sọ lẫn óc bắn về phía sau của xe. Cuốn phim của Abraham Zapruder có lẽ là cuốn phim được nghiên cứu và phân tích cẩn thận nhất từ trước tới nay.

Orville Nix là một trong những người làm phim vào đúng lúc vụ ám sát xảy ra. Từ phía ngược lại của đường phố, đối diện với gò đất trồng cỏ, phim của ông cho thấy rõ Abraham Zapruder đang quay và đèn phanh của chiếc Limousine chiếu sáng cho đến tận lúc viên đạn định mệnh và đầu Tổng thống bị hất mạnh về phía sau.

Trong thời gian 3 năm sau khi xảy ra vụ ám sát Kennedy và Oswald, 18 người làm chứng chính bị mất tích: 6 người bị bắn, 3 người bị tai nạn ô tô, 2 người tự tử, một người bị bóp cổ, một người bị đập chết vào gáy, 3 người bị nhồi máu cơ tim, và chỉ có hai người chết vì nguyên nhân tự nhiên.

Thu Hà-Linh Lan (tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.