ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng (phần I)
Thursday, October 3, 2013 19:06
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Amartya Sen, The New York Review of Books, Volume 56, Số 5 • 26-3-2009
Nguyễn Quang A chuyển ngữ
Chungta.com
1.
2008 là một năm của các cuộc khủng hoảng. Trước tiên, chúng ta đã có một cuộc khủng hoảng lương thực, đặc biệt đe dọa đến người tiêu dùng nghèo, nhất là ở châu Phi. Cùng với nó là một sự tăng giá dầu kỷ lục, đe dọa tất cả các quốc gia nhập khẩu dầu. Cuối cùng, khá bất ngờ vào mùa thu, suy giảm kinh tế toàn cầu ập đến, và bây giờ đang tăng tốc với mức độ khủng khiếp. Năm 2009 dường như có nhiều khả năng là suy giảm sẽ gia tăng gay gắt, và nhiều nhà kinh tế đang tiên liệu một cuộc suy thoái hoàn toàn, thậm chí lớn như suy thoái trong các năm 1930. Trong khi những “gia tài” kếch xù đã bị sụt giảm quá mức, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất lại là những người đã bị thua thiệt nhất rồi.
 
Câu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi hay không. Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ [không bị kiềm chế], những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn – các vấn đề mà họ gán cho các thuộc tính khác nhau như sự quản trị tồi (ví dụ từ chính quyền Bush) và hành vi xấu của một số cá nhân (hay như cái mà John McCain mô tả trong cuộc vận động bầu cử tổng thống là “sự tham lam của Wall Street”). Những người khác, tuy nhiên, có nhìn thấy những khuyết tật thật sự nghiêm trọng trong những cách sắp xếp kinh tế hiện tồn và muốn cải cách chúng, tìm kiếm một cách tiếp cận thay thế khác, ngày càng được gọi là “chủ nghĩa tư bản mới.”
 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1sWFpnMUdxOFdLYy9VazRmdmFPZy1mSS9BQUFBQUFBQUp3US9wY3hqUVU0SC1Rcy9zMTYwMC9jYXBpdGFsaXNtLmpwZw==

 

Một tờ rơi thể hiện Chủ Nghĩa Tư Bản như một kim tự tháp “bóc lột” từ trên xuống dưới: Tiền: Chủ nghĩa tư bản >> Vua chúa và chính trị gia: Chúng tôi lãnh đạo các bạn >> Hệ thống thầy tu: Chúng tôi lừa các bạn >> Quân lính và cảnh sát: Chúng tôi sẽ bắn các bạn >> Giai cấp quý tộc: Chúng tôi chè chén hộ các bạn >> Công nhân: Chúng tôi è cổ ra nuôi các bạn
 
Ý tưởng về chủ nghĩa tư bản cũ và mới đã tiếp sinh lực cho một hội thảo được gọi là “Thế giới mới, Chủ nghĩa tư bản mới” được tổ chức tại Paris vào tháng 1-2009, do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair làm chủ, cả hai người đã hùng hồn trình bày về sự cần thiết phải thay đổi. Bà Thủ tướng Đức, Angela Merkel, cũng thế, bà nói về ý tưởng cũ của Đức, về một “thị trường xã hội” – một thị trường được kiềm chế bởi một hỗn hợp của các chính sách tạo đồng thuận – như là một kế hoạch khả dĩ cho chủ nghĩa tư bản mới (dù Đức đã không làm tốt hơn mấy các nền kinh tế thị trường khác trong khủng hoảng mới đây).
Ý tưởng về thay đổi tổ chức xã hội trong dài hạn rõ ràng là cần thiết, độc lập với các chiến lược đối phó với cuộc khủng hoảng trước mắt. Tôi sẽ tách ba câu hỏi ra khỏi nhiều câu hỏi có thể được nêu lên. Trước tiên, chúng ta có thực sự cần một loại “chủ nghĩa tư bản mới” nào đó hơn là một hệ thống kinh tế không đơn nhất, dựa trên các định chế đa dạng khác nhau được lựa chọn một cách thực dụng, và dựa trên các giá trị xã hội mà chúng ta có thể bảo được vệ về mặt đạo đức? Chúng ta có cần tìm kiếm một chủ nghĩa tư bản mới hay một “thế giới mới” – dùng thuật ngữ khác được nhắc tới tại hội nghị Paris – cái có một dạng khác hay không?
Câu hỏi thứ hai liên quan đến loại kinh tế học mà chúng ta cần đến hiện nay, đặc biệt dưới ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời. Chúng ta đánh giá thế nào về cái được các nhà kinh tế học hàn lâm dạy và bênh vực như kim chỉ nam cho chính sách kinh tế – kể cả sự hồi sinh của tư tưởng Keynesian trong những tháng gần đây khi cuộc khủng hoảng trở nên dữ dội? Cụ thể hơn, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời chỉ cho chúng ta biết cái gì về các định chế và các ưu tiên mà chúng ta cần tìm? Thứ ba, ngoài việc học cách để có một đánh giá tốt hơn về những thay đổi dài hạn nào là cần thiết, chúng ta phải suy nghĩ – và phải suy nghĩ nhanh – về làm sao để ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay với ít thiệt hại nhất có thể.
2.
Các đặc trưng đặc biệt nào là cái khiến cho một hệ thống rõ ràng là tư bản chủ nghĩa – cũ hoặc mới? Nếu hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện tại phải được cải tổ, cái gì sẽ khiến cho kết quả cuối cùng là chủ nghĩa tư bản mới, chứ không phải là cái gì đó khác? Dường như thường được giả định rằng các giao dịch kinh tế dựa vào các thị trường là một điều kiện cần cho một nền kinh tế được coi là tư bản chủ nghĩa. Tương tự, sự tin cậy vào động cơ lợi nhuận và vào các phần thưởng cá nhân dựa trên quyền sở hữu tư nhân được coi là các đặc tính tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, nếu đấy là các điều kiện cần, thì liệu các hệ thống kinh tế mà chúng ta đang có, ví dụ, ở Châu Âu và Mỹ, có thật sự là tư bản chủ nghĩa hay không?
Tất cả các nước giàu có trên thế giới – các nước ở Châu Âu, cũng như Mỹ, Canada, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Úc, và các nước khác – trong một thời gian khá dài đến nay đã một phần phụ thuộc vào các giao dịch và các khoản thanh toán xảy ra phần lớn ở bên ngoài các thị trường. Các khoản này bao gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp công, các khoản an sinh xã hội khác và cung cấp giáo dục, y tế, và nhiều thứ dịch vụ khác được phân phối thông qua những dàn xếp phi thị trường. Những quyền được hưởng kinh tế gắn với các dịch vụ như vậy không dựa trên quyền sở hữu tư nhân và các quyền tài sản.
Hơn nữa, hoạt động của chính nền kinh tế thị trường phụ thuộc không chỉ vào việc tối đa hóa lợi nhuận, mà còn vào nhiều hoạt động khác nữa, chẳng hạn như duy trì an ninh công cộng và cung cấp các dịch vụ công – một số trong số đó đưa con người ra khá xa một một nền kinh tế chỉ do lợi nhuận dẫn dắt. Thành tích đáng ca ngợi của cái được gọi là hệ thống tư bản chủ nghĩa, khi tình hình tiến triển, là nhờ sự kết hợp của các định chế – mà giáo dục, y tế, và vận tải hành khách do nhà nước tài trợ chỉ là vài trong nhiều thứ – những thứ vượt quá xa sự dựa vào nền kinh tế tối đa hóa lợi nhuận và vào các quyền thụ hưởng cá nhân gắn với quyền sở hữu tư nhân.
Bên dưới vấn đề này là một câu hỏi cơ bản: ngày nay liệu chủ nghĩa tư bản có còn là một thuật ngữ hữu ích nữa hay không. Ý tưởng về chủ nghĩa tư bản đã thực sự có một vai trò quan trọng về mặt lịch sử, nhưng bây giờ tính hữu ích đó có thể đã hết sạch rồi.
Thí dụ, các công trình tiên phong của Adam Smith trong thế kỷ mười tám đã cho thấy tính hữu ích và tính năng động của nền kinh tế thị trường, và vì sao – và đặc biệt là làm thế nào – mà tính năng động đó vận hành. Nghiên cứu của Smith đã cung cấp một chẩn đoán làm sáng tỏ hoạt động của thị trường đúng khi tính năng động đó nổi lên mạnh mẽ. Đóng góp mà The Wealth of Nation [Sự thịnh vượng của các Quốc gia] được xuất bản năm 1776, đã mang lại cho sự hiểu biết về cái sau đó được gọi là chủ nghĩa tư bản, là vĩ đại. Smith đã cho thấy tự do hóa thương mại rất thường xuyên có thể là vô cùng hữu ích trong việc tạo ra sự thịnh vượng kinh tế thông qua chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động và lợi dụng sự tiết kiệm do quy mô lớn.
Những bài học đó vẫn thích đáng một cách sâu sắc ngay cả ngày nay (thú vị là công trình ấn tượng và mang tính giải tích rất tinh tế về thương mại quốc tế, do nó mà Paul Krugman mới vừa nhận được giải thưởng Nobel kinh tế, gắn chặt chẽ với những thấu hiểu sâu rộng của Smith hơn 230 năm trước). Những phân tích kinh tế tiếp sau những giải thích ban đầu đó trong thế kỷ mười tám về các thị trường và việc dùng vốn đã thành công trong việc xây dựng hệ thống thị trường một cách vững chãi trong phần chính của kinh tế học dòng chủ lưu.
Tuy nhiên, ngay cả khi những đóng góp tích cực của chủ nghĩa tư bản thông qua các quá trình thị trường đã được làm rõ và được giải nghĩa, các mặt tiêu cực của nó cũng đã trở nên rõ ràng – thường là rõ đối với chính các nhà phân tích ấy. Trong khi một số nhà phê bình xã hội chủ nghĩa, nổi bật nhất là Karl Marx, đã lập luận một cách thuyết phục ủng hộ việc chỉ trích và cuối cùng là việc thay thế chủ nghĩa tư bản, những hạn chế rất lớn của việc dựa hoàn toàn vào kinh tế thị trường và vào động cơ lợi nhuận cũng đã khá rõ, ngay cả với Adam Smith. Quả thật, những người sớm chủ trương dùng các thị trường, bao gồm Smith, đã không coi cơ chế thị trường thuần túy là một diễn viên xuất sắc đứng trơ trọi, và họ cũng đã chẳng coi động cơ lợi nhuận là tất cả những gì cần đến.
Mặc dù người ta tìm cách buôn bán vì tư lợi (như Smith đã diễn đạt một cách tài tình, không cần gì nhiều hơn là [chỉ cần dùng] sự tư lợi để giải thích vì sao những người làm bánh mì, nấu rượu bia, mổ thịt, và tiêu dùng lại tìm cách mua bán), mặc dù vậy một nền kinh tế có thể hoạt động hiệu quả chỉ trên cơ sở sự tin cậy giữa các bên khác nhau. Khi những hoạt động kinh doanh, bao gồm cả hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tạo niềm tin rằng chúng có thể và sẽ làm những việc mà chúng cam kết, thì các mối quan hệ giữa những người cho vay và đi vay có thể diễn ra một cách trôi chảy theo cách hỗ trợ lẫn nhau. Như Adam Smith đã viết:
Khi người dân của bất kỳ nước cụ thể nào có sự tin cậy như vậy vào sự thịnh vượng, tính trung thực, và sự cẩn trọng của một nhà ngân hàng cá biệt nào đó, như tin rằng ông ta luôn sẵn sàng chi trả khi có yêu cầu, như khi trình lệnh phiếu bất cứ lúc nào cho ông ta; thì các [lệnh] phiếu đó có cùng thời gian lưu thông như [thời gian lưu thông] của tiền vàng và tiền bạc, từ niềm tin rằng tiền như vậy có thể có [dùng được] vào bất kỳ lúc nào đối với họ. [1]
Smith đã giải thích vì sao điều này đôi khi không xảy ra, và giả như còn sống, tôi ngụ ý, ông đã không thấy bất cứ gì đặc biệt hóc búa cả về những khó khăn ngày hôm nay mà doanh nghiệp và các ngân hàng phải đối mặt do nỗi lo sợ và thiếu tin tưởng tràn lan khiến các thị trường tín dụng đóng băng và cản trở sự bành trướng tín dụng.
Cũng đáng nhắc tới trong bối cảnh này, đặc biệt vì “nhà nước phúc lợi” chỉ nổi lên sau thời của chính Smith khá lâu, rằng trong các bài viết khác nhau của mình, ông đã rất mực bận tâm – và lo lắng – về số phận của người nghèo và người tàn tật, một điều nổi bật đầy ấn tượng. Thất bại trực tiếp nhất của cơ chế thị trường nằm ở những thứ mà thị trường bỏ không làm. Phân tích kinh tế của Smith cũng vượt quá khá xa việc để mọi thứ phó mặc cho bàn tay vô hình của cơ chế thị trường. Ông đã không chỉ là một người bảo vệ vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công, như giáo dục, giảm nghèo (cùng với đòi hỏi cho những người nghèo khổ, những người nhận được sự trợ giúp, quyền tự do cao hơn mức mà Luật Người nghèo của thời ông cung cấp), ông cũng đã lo ngại sâu sắc về sự bất bình đẳng và nghèo đói những thứ vẫn có thể còn lại ngay cả trong một nền kinh tế thị trường thành công.
Sự thiếu rõ ràng trong việc phân biệt giữa [các điều kiện] cần và đủ của thị trường là cái chịu trách nhiệm về một số hiểu lầm của nhiều người vẫn coi mình là môn đồ của Smith về sự đánh giá cơ chế thị trường của ông. Thí dụ, việc Smith bảo vệ thị trường thực phẩm và việc ông phê phán những hạn chế của nhà nước lên thương mại tư nhân về lương thực thường được diễn giải như lý lẽ rằng bất kỳ sự can thiệp nào của nhà nước cũng nhất thiết làm cho sự đói và chết đói trầm trọng hơn.
Nhưng sự bảo vệ thương mại tư nhân của Smith đã chỉ được tiến hành dưới dạng tranh luận về niềm tin rằng ngừng kinh doanh thực phẩm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đói. Điều đó theo bất cứ cách nào không hề phủ nhận nhu cầu về hành động của nhà nước nhằm bổ sung cho các hoạt động thị trường bằng cách tạo công ăn việc làm và thu nhập (thí dụ, thông qua chương trình việc làm). Nếu thất nghiệp tăng gay gắt do tình hình kinh tế xấu hay do chính sách công tồi, thì thị trường tự nó sẽ không tái tạo ra các khoản thu nhập của những người bị mất việc. Người mới thất nghiệp, Smith viết, “hoặc bị đói, hay phải lao đi kiếm kế sinh nhai hoặc bằng cách ăn xin, hay phạm tội có lẽ cả loại tàn ác nhất,” và “sự túng thiếu, đói, và chết chóc sẽ hoành hành ngay lập tức ….” [2] Smith bác bỏ những sự can thiệp mà loại trừ thị trường – nhưng không bác bỏ những can thiệp bao gồm thị trường và nhằm làm những điều quan trọng mà thị trường có thể bỏ không làm.
Smith chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” (chí ít trong chừng mực mà tôi đã có thể theo dõi), nhưng từ các công trình của ông cũng khó tạo ra bất cứ lý thuyết nào bàn về tính đầy đủ của các lực lượng thị trường, hay về sự cần phải chấp nhận ưu thế của vốn. Ông nói về tầm quan trọng của các giá trị rộng hơn vượt quá lợi nhuận trong cuốn The Wealth of Nations [Sự thịnh vượng của các Quốc gia], nhưng chính cuốn sách đầu tiên của ông, cuốn The Theory of Moral Sentiments [Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức], được công bố chính xác một phần tư thiên niên kỷ trước, vào năm 1759, trong đó ông đã điều tra sâu rộng về đòi hỏi mạnh mẽ đối với các hành động dựa trên các giá trị vượt xa hơn sự tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi ông viết rằng “tính cẩn trọng” là [một trong] “tất cả các đức hạnh hữu ích nhất đối với cá nhân,” Adam Smith đã tiếp tục tranh luận rằng “tính nhân đạo, công lý, tính rộng lượng, và tinh thần công cộng, là những phẩm chất hữu ích nhất đối với những người khác.” [3]
Smith coi các thị trường và vốn như làm tốt công việc bên trong phạm vi riêng của chúng, nhưng trước hết, chúng cần đến sự hỗ trợ từ các định chế khác – bao gồm các dịch vụ công như các trường học – và các giá trị khác sự tìm kiếm lợi nhuận thuần túy, và thứ hai, chúng cần sự kiềm chế và hiệu chỉnh bởi các định chế khác nữa – thí dụ, các quy chế tài chính được thiết kế khéo và sự hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo – để ngăn chặn sự bất ổn định, bất bình đẳng, và bất công. Nếu chúng ta đi tìm một cách tiếp cận mới để tổ chức các hoạt động kinh tế bao gồm một lựa chọn thực dụng về nhiều thứ dịch vụ công và các quy chế được thiết kế khéo, thì chúng ta nên đi theo hơn là đi trệch chương trình nghị sự cải cách mà Smith đã vạch ra, bởi vì ông đã vừa bảo vệ vừa chỉ trích chủ nghĩa tư bản.
3.
Về mặt lịch sử, chủ nghĩa tư bản đã không nổi lên cho đến khi có các hệ thống mới về pháp luật và về tập quán kinh tế bảo vệ quyền tài sản và làm cho một nền kinh tế dựa trên quyền sở hữu có thể vận hành được. Trao đổi thương mại đã không thể diễn ra một cách hiệu quả trước khi đạo đức kinh doanh khiến cho cách cư xử hợp đồng trở nên bền vững và không tốn kém – thí dụ, không đòi hỏi phải kiện cáo liên miên các nhà thầu phạm lỗi. Đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất đã không thể phát đạt cho đến khi các khoản kiếm được từ tham nhũng đã bớt đi. Chủ nghĩa tư bản theo định hướng lợi nhuận đã luôn luôn cần đến sự hỗ trợ từ các giá trị định chế khác.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý và đạo đức gắn với các giao dịch đã trở nên rất khó theo dõi trong các năm gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của các thị trường thứ cấp liên quan đến các sản phẩm phái sinh và các công cụ tài chính khác. Một người cho vay dưới chuẩn lừa người đi vay nhận những rủi ro dại dột, bây giờ có thể gian dối tống các tài sản tài chính cho các bên thứ ba – những người cách xa với giao dịch ban đầu. Trách nhiệm giải trình bị xói mòn nghiêm trọng, và sự cần thiết về giám sát và điều tiết trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.
Và đến nay trong cùng giai đoạn, đặc biệt vai trò giám sát của chính phủ Hoa Kỳ đã bị cắt bớt mạnh mẽ do sự gia tăng niềm tin vào bản chất tự-điều chỉnh của nền kinh tế thị trường. Chính xác khi nhu cầu về giám sát của nhà nước phải tăng, thì công việc giám sát cần thiết bị co lại. Kết quả là, đã có tai họa đang chờ xảy ra, mà cuối cùng đã xảy ra năm ngoái, và điều này chắc chắn đã đóng góp rất nhiều vào cuộc khủng hoảng tài chính ngày nay đang lây ra khắp thế giới. Việc thiếu điều tiết các hoạt động tài chính có các hệ lụy không chỉ đối với các tập quán bất hợp pháp, mà còn đối với xu hướng đầu cơ quá đáng mà xu hướng đó, như Adam Smith lập luận, thường hay cuốn hút nhiều người hối hả lao vào tìm kiếm lợi nhuận.
Smith đã gọi những người ủng hộ rủi ro quá trớn trong tìm kiếm lợi nhuận là “những kẻ hoang toàng và phóng túng” – đó là mô tả khá tốt về những kẻ phát hành các văn tự thế chấp dưới chuẩn trong vài năm qua. Thí dụ, thảo luận các đạo luật chống lại việc cho vay nặng lãi, Smith đã đòi hỏi nhà nước ra quy định để bảo vệ các công dân khỏi “những kẻ hoang toàng và phóng túng” những người ủng hộ các khoản vay không lành mạnh:
Theo cách đó một phần lớn vốn của đất nước bị đẩy khỏi tay những người rất có thể sử dụng nó một cách sinh lợi và có ích, và quăng vào tay những kẻ rất có thể sẽ lãng phí và hủy hoại nó. [4]
Lòng tin ngấm ngầm vào khả năng tự-điều chỉnh của nền kinh tế thị trường, là cái chịu trách nhiệm phần lớn về việc loại bỏ những quy định đã được thiết lập tại Hoa Kỳ, thường hay bỏ qua hoạt động của những kẻ hoang toàng và phóng túng theo cách đã làm cho Adam Smith bị sốc.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay một phần do sự đánh giá rất quá đáng về sự sáng suốt của các quá trình thị trường gây ra, và bây giờ cuộc khủng hoảng đang bị thổi phồng bởi sự lo lắng và thiếu tin cậy vào thị trường tài chính và vào các doanh nghiệp nói chung – những sự đáp lại đã là hiển nhiên trong các phản ứng thị trường đối với chuỗi các kế hoạch kích thích, kể cả kế hoạch 787 tỷ $ mà chính quyền mới của Obama vừa ký thành luật vào tháng hai. Tình cờ là, những vấn đề này đã được Smith nhận ra rồi trong thế kỷ mười tám, dù là chúng đã bị bỏ quên bởi những người có thẩm quyền trong những năm gần đây, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, và những người đó đã miệt mài trích dẫn Adam Smith để ủng hộ thị trường tự do.
 
 

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.