Theo Softpedia, nhờ có khối lượng dữ liệu khổng lồ mà Google phân tích từ các khinh khí cầu của Ủy ban Quản lý Biển và Tầng bình lưu Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) nhằm đưa ra điều chỉnh phù hợp cho các khinh khí cầu này.
Khinh khí cầu Project Loon trước khi được thả lên bầu trời
Keith Bonawitz, chuyên viên phụ trách chuyển động tại phòng thí nghiệm Google X Lab, nơi Google tiến hành các dự án đột phá giàu tham vọng nhất, đã xuất hiện trên YouTube để lý giải lý do vì sao các khinh khí cầu Wi-fi của Google lại có thể tồn tại trên độ cao rất khắc nghiệt (rất gần với không gian vũ trụ). Giữ được một lượng lớn khinh khí cầu như vậy là một thành tựu chưa từng có.
Vấn đề chính mà Google cần giải quyết là các khinh khí cầu sử dụng cùng một công nghệ với Project Loon (như các khinh khí cầu theo dõi thời tiết) sẽ liên tục gia tăng độ cao cho tới khi chúng bị nổ.
“Khoảng thời gian mà mỗi khinh khí cầu thời tiết ở lại trong tầng bình lưu là khá hạn chế. Do đó, Google đã tiến hành nghiên cứu mô hình chuyển động của gió từ các khinh khí cầu thời tiết này”.
Việc phân tích các dữ liệu dự đoán luồng gió từ các khinh khí cầu của NOAA là chìa khóa giúp Google bảo trì được các khinh khí cầu này. Các khinh khí cầu sẽ bay cùng tốc độ với các luồng gió.
“Chúng tôi gắn microphone trên các khinh khí cầu của mình, và chúng hoàn toàn yêu lặng khi bay trong tầng bình lưu. Lý do là bởi vì gió không gây ảnh hưởng tới các khinh khí cầu. Khinh khí cầu của Project Loon bay cùng tốc độ với các luồng gió”.
Sự kiện ra mắt Project Loon
Nhờ phân tích các dữ liệu GPS, Google có thể định hướng phù hợp cho các khinh khí cầu Wi-fi, giúp chúng “lướt” trên gió. Việc liên tục di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác giúp khinh khí cầu của Project Loon tránh tình trạng liên tục tăng độ cao và phát nổ, giúp chúng sống sót lâu hơn rất nhiều so với các khinh khí cầu theo dõi thời tiết thông thường. Google sẽ xây dựng đường đi hoàn hả, giúp cho tại mỗi khu vực được phát sóng luôn có ít nhất là 1 khinh khí cầu của Project Loon.
Ngược lại, Google cũng đã hợp tác với NOAA để chia sẻ dữ liệu theo dõi các luồng gió thu được từ các khinh khí cầu Wi-fi của Project Loon. Cuối cùng, cả 2 bên đều có lợi: NOAA giúp Google giữ được các khinh khí cầu, trong khi Google giúp NOAA đưa ra các dự đoán chính xác hơn.
Thông qua dự án này, “chúng ta sẽ ngày càng hiểu rõ về tầng bình lưu”, Bonawitz khẳng định.
Xem thêm một số hình ảnh về dự án phủ wifi toàn cầu này của Google: