ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.yhoccotruyenvietnam.com
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những điều cần thiết và những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi
Thursday, October 24, 2013 22:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1QRnFxZzRhM2ZUYy9VbW43ZUo4U1h6SS9BQUFBQUFBQUR0VS9uYm5tc0RGQ3h4QS9zMTYwMC9ZaG9jY290cnV5ZW52aWV0bmFtX3NvK211aS5qcGc=Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể nhiều trẻ không thích nghi kịp, dễ mắc các bệnh về mũi họng. Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng.
Dưới đây là 4 sai lầm các ông bố, bà mẹ nên tránh:
1. Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé
Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc – nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi trẻ rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.
Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử. Hơn nữa, trẻ cũng sẽ khó thở bằng đường mũi mà buộc phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.
2. Hút mũi cho trẻ
Bác sĩ Lộc cũng cho hay, trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Thực tế,cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
3. Rửa mũi quá nhiều
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, nhiều cha mẹ còn cẩn thận xịt, rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ.
Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Nhưng cần lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 đến 1 lọ tùy theo độ tuổi. Rửa khoảng 3-4 lần một ngày.
4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.
Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Những việc cần làm khi trẻ ngạt, sổ mũi
– Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
– Với trẻ lớn, khi bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.
– Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.
– Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
Và một số thông tin khác cần biết:
1. Trẻ vài tuổi bị sổ mũi phải nằm giường

Không đúng. Việc cấm trẻ ra khỏi nhà không cần thiết, nếu sổ mũi là triệu chứng duy nhất, khi đối tượng vẫn khỏe mạnh bình thường, không bị sốt và không ho. Chỉ cần lưu ý, để trẻ không quá mệt mỏi. Tốt nhất tạm thời không chạy nhảy, không đi xe đạp, bởi vận động thể chất sẽ hâm nóng cơ thể, sau đó rất dễ cảm lạnh.

Khi bị sổ mũi trẻ dễ bị các bệnh lây nhiễm, bởi niêm mạc mũi bị chấn thương, suy yếu khó tự vệ trước đòn đánh của mầm bệnh. Vì thế để tránh khả năng có thể bị lây bệnh từ bạn cùng lứa – trẻ mẫu giáo nên nghỉ học. Trẻ lớn tuổi hơn có thể vẫn đi học bình thường (xin nghỉ giờ thể dục) – vì khả năng đề kháng của cơ thể tốt hơn.

2. Sổ mũi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với mắc bệnh lây nhiễm

Chính xác. Có thể nghi ngờ, trẻ bị dị ứng phấn hoa hoặc bụi nhà – nếu trẻ bị chảy nước mũi kéo dài hơn 2 tuần. Ngoài chảy nước mũi, trẻ còn bị những cơn hắt xì hơi và chảy nước mắt, đỏ mắt, thường kêu nhức đầu. Trong tình huống như thế cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên về các bệnh dị ứng.

3. Viên canxi phát huy tác dụng tốt đối với sổ mũi

Sai. Đã có thời bác sĩ chỉ định trẻ sổ mũi uống viên canxi sủi. Bây giờ ngược lại – bác sĩ khuyên, không dùng bất cứ loại thuốc nào có canxi. Sự thật, sử dụng viên sủi canxi phát huy tác dụng giảm thiểu nước mũi, bởi nó làm đông đặc nước mũi.

Tuy nhiên khi ấy thay vì chảy ra ngoài – nước mũi tồn động bên trong lỗ mũi, trong xoang và họng, nhanh chóng biến thành thức ăn cho vi trùng gây bệnh. Hệ quả, thay vì giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, đối tượng sẽ bị viêm họng, viêm tai giữa hoặc viêm xoang.

Nhìn chung không dẫn đến biến chứng – nếu đối tượng vẫn bị sổ mũi kèm chảy nước mũi, cơ thể sẽ dần hồi phục sau thời gian từ 5 đến 7 ngày.

4. Không hiếm trường hợp sổ mũi có quan hệ với dị ứng thức ăn

Chính xác. Với trẻ bị dị ứng thức ăn rất dễ phát triển dạng mẫn cảm thái quá khác, thí dụ với phấn hoa, mầm nấm độc hoặc bụi nhà. Đó là triệu chứng  sổ mũi theo mùa, thường kéo dài trong thời gian vài ba tuần. Bởi nó có mối liên quan đến dị ứng xâu chuỗi (sổ mũi dị ứng kết hợp với dị ứng với món thức ăn cụ thể).

5. Trẻ em bị sổ mũi không được phép tiêm chủng

Không đúng. Bản thân sổ mũi không phải một loại bệnh lý, tức không thuộc diện cấm chỉ định tiêm chủng. Vậy nên không bỏ qua đợt tiêm chủng – nếu ngoài sổ mũi, trẻ không bị ho, không bị sốt và những dấu hiệu đáng lo ngại khác như cơ thể suy nhược, viêm họng, đau đầu…

6. Không khí quá khô và quá ấm trong mùa đông đều không có lợi cho mũi

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1nNVNJT25ncnFzQS9VbW44aDlTV0RYSS9BQUFBQUFBQUR0Yy9nQ1JhY2dmS1NKSS9zMzIwL1lob2Njb3RydXllbnZpZXRuYW1fc28rbXVpKzIuanBnChính xác. Trẻ đến tuổi mẫu giáo thường bị sổ mũi và rất khó chữa trị – khi mùa đông chạy lò sưởi hết công suất, làm cho không khí trong phòng quá ấm và thiếu độ ẩm cần thiết.

Nhiệt độ trong phòng ngủ buổi tối chỉ nên duy trì ở mức 20 – 22 độ C. Độ ẩm không thể thấp hơn 60% (đặt chậu nước trong phòng có thể là giải pháp tăng cường độ ẩm tự nhiên).

7. Vitamin C phát huy tác dụng tích cực đối với sổ mũi

Chính xác. Nhờ vitamin C, tốt nhất trong mối liên kết với rutine (thí dụ Rutinacea Junior, Ceruvit Junior, Rutinosscorrbin Junior, Novorutin C Junior), trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Lý do: cặp đôi này bịt kín mao mạch, tức phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng phù nề và chảy nước mũi.

Vitamin C còn phát huy tác dụng củng cố khả năng đề kháng – yếu tố giúp cơ thể tự vệ tốt hơn trước nguy cơ di chứng sau sổ mũi ở dạng dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Chiết xuất từ bưởi (Citrosept Junior) cũng phát huy tác dụng tương tự.

8. Trẻ bị chảy nước mũi cần phải mặc ấm hơn

Sai. Không cần mặc cho trẻ ấm hơn so với bình thường. Trái lại – thêm một chiếc áo len, bộ đồ lót dầy hơn không mang lại điều gì tốt đẹp. Thay vào đó, có thể dẫn đến tình trạng cơ thể ra mồ hôi quá nhiều. Dễ gây nhiễm lạnh.

Tuy nhiên, ngay trước khi trẻ ngủ cần làm ấm bàn chân của trẻ. Thoạt đầu dùng tay xoa bóp từng ngón chân và toàn bộ bàn chân trong thời gian năm mười phút. Sau đó đi tất bông ấm. Ngoài ra, nên quan tâm, để con không bị lạnh giá chân trong những ngày mùa đông. Hãy trang bị cho trẻ tất ấm và giầy có cổ, không thấm nước.

9. Làm vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý (nước biển) giúp chữa trị sổ mũi

Chính xác. Không hiếm trường hợp thậm chí tỏ ra hiệu quả hơn thuốc nhỏ mũi thông dụng. Lọ xịt nước biển hoặc dung dịch muối sinh lý (Marimer, Sterimar, Tonimer, Pneumovit) phát huy tác dụng làm tan và sục rửa nước mũi.

Và một khi nước mũi không ứ đọng trong lỗ mũi, vi trùng sẽ không còn nguồn thức ăn. Vì thế trẻ nhanh loại bỏ sổ mũi và hít thở dễ hơn.

Dạng nước xịt mũi này cũng có tác dụng bôi trơn niêm mạc mũi, tức ngăn ngừa khả năng vi trùng gây bệnh thâm nhập vào cơ thể bằng con đường này.

10. Cần sử dụng thuốc kháng sinh – trường hợp sổ mũi dẫn đến tắc mũi

Chưa chắc. Chỉ là giải pháp cuối cùng. Bác sĩ nhi khoa có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh – khi xuất hiện sốt cao, và sổ mũi không chấm dứt sau 2 tuần, hoặc – thay vì thuyên giảm, tình trạng sổ mũi càng nghiêm trọng hơn, nước mũi bắt đầu đặc quánh, chuyển sang mầu xanh.

Cho đến khi trẻ còn thể lực tốt, chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý và uống vitamin C. Cũng có thể điều trị bằng tỏi sống – thực phẩm cũng chứa kháng sinh tự nhiên.

Tỏi thái thành những lát mỏng, sau khi đã bóc vỏ, cho vào ly sữa cùng thìa cà phê mật ong. Cũng có thể mua tại hiệu thuốc sản phẩm đã chế biến sẵn.

Theo Gia đình và Xã hội

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.