ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: thoibaokinhdoanh.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
PVN “đủng đỉnh” thoái vốn ngoài ngành
Wednesday, October 9, 2013 8:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Thời báo Kinh Doanh) – Từ nay đến năm 2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ thoái bớt một phần vốn đầu tư ngoài ngành nếu điều kiện thị trường thuận lợi. Việc rút các khoản đầu tư tại công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng… có thể sẽ tiến hành sau năm 2015.

Tại buổi họp báo quý III/2013, ngày 8/10, ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó Tổng Giám đốc PVN, cho biết tập đoàn hiện còn khoảng 5.800 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, xây lắp… Nhưng các khoản đầu tư này hiện chỉ chiếm phần rất nhỏ, khoảng 1,93% vốn chủ sở hữu (300.000 tỷ đồng) của PVN. Dù chủ trương của Chính phủ buộc PVN phải thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành, nhưng tập đoàn sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để rút vốn.

Vẫn “ôm” ngân hàng

Hiện nay, khoản đầu tư ngoài ngành lớn nhất của PVN là sở hữu 78% cổ phần của Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC), trị giá hơn 4.680 tỷ đồng. Khi PVFC hợp nhất với Ngân hàng Phương Tây thành Ngân hàng Đại chúng (PVcombank), ngày 1/10/2013, tỷ lệ vốn góp của PVN đã giảm xuống còn 52%.

Theo quy định, doanh nghiệp không được sở hữu trên 20% cổ phần cùng lúc tại 2 ngân hàng. Đến năm 2015, PVN sẽ phải thoái vốn khỏi PVcombank trên cơ sở giảm tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Đại dương (Oceanbank).

Đây sẽ là một thách thức lớn đối với PVN và 2 ngân hàng. Với quy mô vốn của PVN, khoản đầu tư 4.680 tỷ đồng góp ở ngân hàng vào PVFC là rất nhỏ, nhưng lại lớn gấp 1,5 lần vốn pháp định tối thiểu của một ngân hàng.

Trong bối cảnh các ngân hàng đang chật vật tái cơ cấu, việc tìm được các cổ đông, nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào PVcombank không dễ. Vì ngân hàng này vừa mới ra đời, đang phải xử lý nhiều vấn đề tồn đọng về tài chính, nhân sự, hệ thống…

Nếu tìm đối tác ngoại, quy định hiện hành chỉ cho phép nhà đầu tư ngoại được mua tối đa 30% cổ phần của ngân hàng Việt Nam. Do đó, PVN cần tìm nhiều nhà đầu tư để “chia” hết số cổ phần tại PVcombank.

Bên cạnh đó, PVN hiện còn phải thực hiện thoái 20% vốn tại Ngân hàng Đại dương (Oceanbank) và 35,5% vốn tại Công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI). Theo lãnh đạo PVN, kế hoạch thoái vốn tại các tổ chức này đã có từ lâu, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện được vì chưa tìm được đối tác phù hợp để bán lại cổ phần.

Trước đó, Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 vừa qua, PVI đã được chấp thuận phát hành 4 triệu cổ phần, tăng vốn lên 2.382 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ sở hữu của PVN tại PVI đã giảm xuống 34,9%, dưới mức trần quy định theo đề án tái cơ cấu PVN.

PVN đang đẩy mạnh đầu tư các dự án khai thác, thăm dò dầu khí ở nước ngoài

Theo ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV của PVN, Tập đoàn đã chia thành 2 giai đoạn để thoái vốn, một số khoản đầu tư ra ngoài ngành sẽ được bán đến năm 2015. Còn lại sẽ bán hết sau năm 2015.

“Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của PVN hiện đang gặp một số khó khăn nhất định do tình hình kinh tế chung, vừa đảm bảo mục tiêu thời gian, vừa tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn khi rút vốn”, ông Thực nói.

Cái khó này, không riêng PVN mà nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang vấp phải trong quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Bán cổ phần với giá tốt nhất, không thất thoát vốn nhà nước giữa lúc thị trường ảm đạm, giá xuống đang là bài toán khó với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Vì không ai muốn chịu trách nhiệm về việc thoái vốn dẫn tới mất vốn nhà nước.

Đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, PVN đang đẩy mạnh đầu tư các dự án khai thác, thăm dò dầu khí ở nước ngoài. Các dự án tại Nga, Malaysia, Peru, Angieri… đã bắt đầu có hiệu quả, phát sinh lợi nhuận đáng kể. Những dự án này cần thời gian dài để đầu tư, chưa thể có hiệu quả ngay.

Đối với các dự án nhà máy lọc dầu đã và đang đầu tư, ông Thực cho biết, 3 nhà máy lọc dầu trọng điểm là Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn đang được triển khai trên cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả kinh tế. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, để đảm bảo không bị dư thừa so với nhu cầu thị trường.

Trong số này, dự án Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ là nhà máy trọng điểm của Việt Nam, có công suất đạt 200.000 thùng/ngày (khoảng 10 triệu tấn/năm). Dự án có tổng mức đầu tư 9 tỷ USD, huy động từ vốn vay ngân hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và trong nước.

Theo dự kiến, nhà máy được khởi công vào tháng 7 vừa qua và đi vào hoạt động trong quý IV/2016. Nhưng kế hoạch khởi công đã bị tạm hoãn, chuyển sang tháng 10 này.

Theo báo cáo của PVN, 9 tháng đầu năm 2013, Tập đoàn đã khai thác được 19,8 triệu tấn dầu khí, bằng 79% chỉ tiêu năm. Tổng doanh thu đạt 548.300 tỷ đồng, bằng 85% chỉ tiêu năm, nộp ngân sách 128.000 tỷ đồng, vượt 20.700 tỷ đồng so với dự kiến nhằm bù đắp ngân sách khó khăn.

Phương Nga

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.