ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: infonet.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự bí ẩn của đèn “Check Engine” trên xe
Sunday, October 13, 2013 22:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thứ hai 14/10/2013 11:55

Chỉ mỗi cái đèn màu hổ phách trên bảng điều khiển, một bóng đèn nhỏ xíu bên dưới miếng mica có kích thước nhỏ như con tem, lại bao hàm một thông điệp rất lớn.

Tùy theo đời xe và hãng sản xuất, nó sẽ hiện lên  “CHECK ENGINE” (Hãy kiểm tra động cơ) làm như là bạn có khả năng bật nắp capo lên để chẩn đoán bệnh tình máy móc vậy. Nhiều xe lại ghi là “SERVICE ENGINE SOON” (Hãy bảo dưỡng động cơ mau), dạng chữ nghĩa như thúc giục chúng ta đừng trì hoãn trong việc bảo trì động cơ. 

Bất kể những cảnh báo đó có ý nghĩa gì, hậu quả tất nhiên là khó lường. Làm sao mà biết được động cơ sẽ gặp sự cố gì… chỉ có hệ thống máy tính mới chẩn đoán được. 

Nhưng để khám phá điều bí ẩn của chiếc đèn nho nhỏ này xem ra rất dễ, thậm chí không vất vã như mọi người vẫn tưởng. Trong khi chưa đến nỗi phải tắt máy xe và cuống quít đi gọi thợ máy, ta cũng đừng để chiếc đèn cảnh báo đó sáng quá lâu.
 

Các ký hiệu báo lỗi

Vậy nó có ý nghĩa gì ?

Những chiếc xe ngày nay được trang bị hàng tá bộ cảm biến và có một máy tính để liên tục điều chỉnh để tăng tối đa hiệu suất sử dụng nhiên liệu và giảm tối thiểu lượng khí thải các-bon. Nếu một bộ cảm biến phát hiện ra trục trặc nào, nó sẽ gửi một mã số đến máy tính, và thế là hiện ra câu: “CHECK ENGINE.” 

Mã số đó được lưu trong máy tính – và đèn bật sáng cho đến khi được tắt đi. Việc tắt nó đi cũng đơn giãn đến kinh ngạc: chỉ cần cắm một thiết bị cầm tay vào một ổ cắm thường được nằm ở dưới trục vô-lăng. 

Điều gì không nên làm?

Đừng hốt hoảng. Nếu đèn bật sáng mà động cơ không bị khục khặc, khởi động không khó khăn lắm, không bốc khói, thì bạn cứ cho xe tiếp tục chạy. Trong một vài dòng xe, đèn sẽ chớp nháy hoặc chuyển sang màu đỏ nếu tình trạng nguy cấp, trong trường hợp này thì dừng xe càng sớm càng tốt. 

Tuy nhiên cũng đừng phớt lờ cảnh báo này. Thứ nhất, có thể có vần đề trong việc kiểm soát lượng khí thải. Thêm nữa, nhiều sự cố hay trục trặc nhỏ có thể gây ra những phí tổ lớn cho động cơ nếu không được sửa chữa kịp thời 

Mẹo: Đừng tốn tiền chỉ để thợ đọc mã số báo lỗi vì việc này thường miễn phí vì rất đơn giản. Hãy đề nghị gara cộng thêm phí đó vào tiền sửa chữa sau khi hoàn tất. 

Điều gì nên làm?

Đương nhiên nếu xe vẫn còn bảo hành thì hãy liên lạc với chính hãng. Nhưng với xe cũ, nhiều gara sẽ đọc mã số miễn phí cũng như xoá lỗi  .

Trên thị trường ở nước ngoài hiện nay cũng có một số máy đọc lỗi với giá khoảng 50$ đến 200$, và một số phần mềm sẽ biến laptop của bạn thành công cụ chẩn đoán với một đầu kết nối chuyên biệt. Mốt số đầu đọc chỉ đưa ra các mã số liên hệ đến những tài liệu khác; những máy quét đắt tiền thì sẽ hiển thị những thông tin chi tiết hơn. 
Ít nhất, mã số đó có thể giúp bạn (hay các anh thợ) chẩn đoán đúng bệnh hơn. 

Tại sao xe không báo trực tiếp cho ta biết cái gì hỏng? 

Said Deep, một phát ngôn viên của Ford Motor, cho biết những đồng hồ đo trên các xe hiện đại ngày càng tinh vi và hỗ trợ cho người lái nhiều, ví như còn bao lâu nữa thì nên thay nhớt máy hoặc lốp xe có thiếu hơi hay không. 

“Song không có nhiều chỗ trống trên bảng điều khiển,” Deep nói “và có rất nhiều thông tin về tình trạng quá tải mà chúng tôi không muốn cho chúng hiện ra.” 

Các hãng xe chỉ thêm vào những thông tin mà người lái có thể xử lý được, kiểu như đèn pha đang sáng hoặc nước rửa kính xe sắp hết. 
“Khi chúng ta can thiệp vào hoạt động của máy tính, ví như quá trình trộn hỗn hợp xăng-khí, hoặc phương thức chuyển số, đó là những việc mà chúng tôi nghĩ là chỉ phù hợp với một người thợ đã qua đào tạo cùng với những trang thiết bị tương xứng” Deep cho biết. 

Vậy thì đèn sẽ báo gì? 

Máy tính có thể dò ra những sự cố tiềm ẩn, sắp xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiều khi đèn báo lỗi cũng bật sáng khi nắp xăng chưa được xoáy đủ chặt hay que thăm nhớt máy chưa cắm vô hết mức. 

Giả dụ khi máy tính cảnh báo về một sự cố của bộ cảm biến lượng oxy, nó là thiết bị đo lượng oxy tại ống thải mà lại rất hay gặp trục trặc. Dù không có thông tin phản hồi, động cơ vẫn khởi động, vận hành và dường như hoạt động bình thường. Xe có thể sẽ bị hao xăng hơn một chút, mặc dù hơi khó nhận ra điều này. Vậy thì tại sao lại phải đi sửa cho tốn kém? 

Bởi vì đã đến hạn đi đăng kiểm môi trường ư, không phải vậy. Nếu lượng khí thải qua ống bô xe bạn không đạt, xe bạn sẽ bị cấm ngay. 

Mức độ nào thì đèn báo lỗi  sẽ bị kích hoạt ?

Trước những năm 1980, bảng điều cho ta thấy tất cả những ký hiệu thiết yếu khi đi trên đường: lượng nhiên liệu, áp suất dầu, nhiệt độ, vòng tua máy, và nhiều khi có cả đồng hồ Vôn của máy phát xoay chiều.

Song những hiển thị này không cho ta thấy mức cân bằng của hỗn hợp nhiên liệu hay lượng khí thải các-bon. Khi khói bụi trở thành một vấn đề chính trị vào đầu thập niên 1980, chính phủ liên bang đã can thiệp bằng những tiêu chuẩn về khí thải. Ngày càng phức tạp hơn để làm sao cho xe vận hành tốt trong những quy định đó. 

Có vô số tình huống làm cho xe bạn bị cản lại bởi những tiêu chuẩn đó; nếu không có các bộ cảm ứng dẫn dắt, các tay thợ sẽ mất nhiều thì giờ để mò mẫm hơn là sửa chữa. Ngoài những kỳ kiểm định khí thải hàng năm, làm thế nào để những người lái xe quan tâm đến môi trường nhận biết rằng xe họ là một mối hiểm họa? 

Theo cách nghĩ đó, công bằng mà nói thì chiếc đèn MIL giống như một người bạn đường tin cậy. 

“Những chiếc xe cũ thì đơn giản hơn, song chúng ta đã đi được một quãng đường dài” Jaap nói. “Tôi phải nói rằng thật ra việc chẩn đoán một động cơ hiện đại thì dễ hơn nhiều – nếu bạn có thiết bị phù hợp. Thế giới này sẽ ngày càng đẹp hơn.”

Theo OS/Autovina

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.